Các trường hợp bị đóng mã số thuế? Thủ tục khôi phục mã số thuế?
Mã số thuế được doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Mang đến các quyền lợi và nghĩa vụ xác định hiệu quả trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, có những trường hợp theo quy định của pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp có thể bị đóng. Kết quả là doanh nghiệp không được thực hiện các hoạt động tiến hành về mặt pháp lý. Do đó các hoạt động trên thực tế cũng phải đảm bảo chấm dứt hiệu quả, mang đến tuân thủ quy định pháp luật cũng như tính chất của hoạt động quản lý nhà nước.
Để tìm hiểu các nội dung liên quan và cách thức khôi phục mã số thuế.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế năm 2019.
– Thông tư số: 105/2020/TT–BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp bị đóng mã số thuế?
Xét với các tính chất hoạt động của doanh nghiệp với các ổn định, họ được sử dụng mã số thuế đã cấp. Nhằm đảm bảo các quyền lợi hay nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi bản chất cơ bản của kinh doanh bị thay đổi, có thể dẫn đến hệ quả doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thuộc những trường hợp như sau:
– Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).
Tất cả đều không bảo đảm cho tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như tác động đến hoạt động quản lý doanh nghiệp của nhà nước. Các quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp không được đảm bảo với tính chất hoạt động và sử dụng mã sô thuế. Đặc biệt khi doanh nghiệp đó không đảm bảo các tính chất hoạt động theo quy định.
1.1. Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:
Các đăng ký ban đầu đối với mã số thuế đảm bảo cho tính chất hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật tại nơi đăng ký. Tuy nhiên, việc không hoạt động tại nơi đăng ký khiến cho các tính chất kinh doanh phản ánh không phù hợp quy định pháp luật. Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý để cùng với cơ quan nhà nước xác nhận tình trạng đó của doanh nghiệp. Đặc biệt, các khó khăn có thể đến từ không xác định được nơi đang tiến hành hoạt động của doanh nghiệp đó.
Để
Phản ánh đồng thời với tính chất thu hồi là chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định của pháp
1.2. Tổ chức lại doanh nghiệp:
Hình thức hoạt động ban đầu không còn được phản ánh. Khi tính chất hoạt động của doanh nghiệp có thể tìm kiếm hiệu quả hơn thông qua chia, tách hay sáp nhập. Mục đích kinh doanh cùng với bản chất của doanh nghiệp cũ không còn được phản ánh. Do đó mà những quyền lợi hay nghĩa vụ tương ứng cũng được thực hiện xác định lại.
Khi đó, mã số thuế doanh nghiệp cần được phản ánh đáp ứng với tình hình thực tế. Với các thay đổi trong chuyển đổi hay thay thế bởi các quyền lợi và nghĩa vụ khác. Đó là các tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp phải được chuyển toàn bộ sang cho công ty mới. Đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, các tính chất trong thay đổi doanh nghiệp và yếu tố cần thiết quản lý của nhà nước. Do đó mà thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật.
Trường hợp này, mã số thuế cũ sẽ bị đóng để đảm bảo tổ chức lại tính chất quản lý mới.
1.3. Giải thể doanh nghiệp:
Giải thể có nhiều nguyên nhân. Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc là bắt buộc do lý do bất khả kháng. Tính chất giải thể mang đến phản ánh ý chí của doanh nghiệp trong chấm dứt hoạt động kinh doanh. Đảm bảo cả những quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc theo quy định của pháp luật. Với các nhu cầu của mình, doanh nghiệp phải thực hiện thông qua các hồ sơ. Trong đó, có thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư số 105/2020/T-BTC.
Có nhiều trường hợp trên thực tế dẫn đến các trường hợp bị đóng mã số thuế. Có thể do các công ty chưa nắm rõ được các quy định về thuế hay kế toán. Dẫn đến không thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Phản ánh tính chất không đảm bảo thực hiện các quy định về thuế nên không đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt mang đến các ảnh hưởng nghiêm trọng cho tính quản lý của nhà nước và tính đảm bảo đi kèm. Với các trường hợp kể trên, doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp bị đóng mã số thuế.
2. Thủ tục khôi phục mã số thuế (MST):
2.1. Trường hợp thứ nhất:
Đối với trường hợp người nộp thuế đề nghị khôi phục MST do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép. Và trường hợp người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị khôi phục MST. Bao gồm:
– Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế. Thể hiện yêu cầu cũng như phản ánh ý chí của chủ thể. Tiến hành theo mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư Số: 105/2020/TT–BTC.
– Bản photo văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép. Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương. Đối với trường hợp người nộp thuế đề nghị khôi phục MST do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép. Phản ánh các thông tin trong thực tế và nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế.
Bước 2: Nhận kết quả. Với khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị. Phản ánh kết quả thông qua các văn bản được cơ quan thuế lập, bao gồm:
– Thông báo khôi phục mã số thuế. Theo mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này. Thông báo sẽ được gửi đến người nộp thuế.
– Phản ánh bằng Giấy chứng nhận đăng ký thuế được in lại. Hoặc Thông báo mã số thuế được cấp lại. Bởi bản gốc giấy chứng nhận được nộp khi tiến hành đóng mã số thuế. Các thông tin này cũng được khôi phục trên hệ thống ngay sau khi ban hành Thông báo khôi phục.
2.2. Trường hợp thứ hai:
Đối với trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại trụ sở
Bước 1: Nộp hồ sơ khôi phục MST. Với hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế. Hồ sơ được lập theo mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư Số: 105/2020/TT–BTC.
Bước 2: Khi không hoạt động tại nơi đăng ký, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương không được đảm bảo. Do đó mà trong tính chất thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế cũng cần thực hiện đầy đủ. Thể hiện với nộp các hồ sơ kê khai còn thiếu, số tiền còn nợ (nếu có).
– Hồ sơ được gửi đến cơ quan thuế để phản ánh nhu cầu và ý chí của người nộp thuế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, thực hiện các thủ tục. Bao gồm danh sách tổng hợp: các hồ sơ kê khai còn thiếu, tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền chậm nộp (nếu có); thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Đảm bảo cho bên yêu cầu nhận định được tổng hợp các nghĩa vụ phải thực hiện. Đó là điều kiện để được khôi phục mã số thuế.
– Cơ quan thuế xuống trụ sở để xác minh và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế. Người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản. Đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định và tổng hợp theo quy định của pháp luật. Khi đó, các quyền lợi và nghĩa vụ mới được xác định với tính đảm bảo.
Bước 3. Lấy kết quả:
Để nhận được kết quả như mong muốn, người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau đó, họ nhận được các quyền lợi phản ánh:
– Cơ quan thuế lập Thông báo khôi phục mã số thuế nhằm phản ánh thông tin đã được tiếp nhận và xử lý. Thông báo ban hành theo mẫu 19/TB-ĐKT, ban hành kèm theo thông tư Số: 105/2020/TT–BTC. Thông báo được gửi đến người nộp thuế chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo. Đồng thời đảm bảo cho các quyền lợi tương ứng cho họ khi tính chất khôi phục được phản ánh. Bằng cách thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
– Bên cạnh các xác nhận cần thiết trong tính chất sở hữu vật lý. In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế/Thông báo MST cho người nộp thuế trong trường hợp họ đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST. Việc cấp lại phải được thực hiện để họ nhận được các lợi ích xứng đáng.
2.3. Trường hợp thứ ba:
Đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế trước đó. Nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Khi đó, các bước làm cần thực hiện bảo đảm giống như trường hợp 2. Tuy nhiên không cần phải tiến hành xác minh trụ sở. Đảm bảo cho các hoạt động phản ánh đúng tính chất, các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
Trên đây là nội dung phân tích của