Trong thời gian vừa qua, nhằm mục đích thực hiện chủ trương chính sách mở cửa và chủ động tích cực hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh:
Trước hết, cần tìm hiểu quy định của pháp luật về người nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2023 có đưa ra khái niệm về người nước ngoài, theo đó người nước ngoài là khái niệm để chỉ người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
Pháp luật hiện nay phân chia nhiều loại thuế khác nhau, thuế được xem là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, trong đó thuế giá trị gia tăng đóng vai trò vô cùng đặc biệt, thuế giá trị gia tăng áp dụng cho cả người nước ngoài khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh vào lãnh thổ của Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật thuế giá trị gia tăng năm2016 có quy định về thuế giá trị gia tăng, theo đó, thuế giá trị gia tăng là khái niệm để chỉ loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của các loại hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ hoạt động sản xuất, lưu thông đến hoạt động tiêu dùng.
Trong một số trường hợp nhất định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài khi thực hiện thủ tục xuất cảnh, pháp luật đã quy định về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về địa điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài. Theo đó, địa điểm trả tiền hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài sẽ được đặt trong khu vực cách ly sân bay quốc tế, khu vực hoàn thuế tại các cảng biển quốc tế, tại quầy riêng, đồng thời cần phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự an toàn xã hội, đảm bảo điều kiện về vấn đề quản lý thuế và các loại giấy tờ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người nộp thuế cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật để đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu do pháp luật quy định, các loại giấy tờ tài liệu có liên quan chứng minh người nước ngoài đó thuộc trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng, các loại giấy tờ tùy thân của người nước ngoài được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi người đó mang quốc tịch.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài trong trường hợp này được xác định là cơ quan thuế nơi người nước ngoài đó cư trú. Cơ quan thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Sau đó, cơ quan thuế tiến hành thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, trong trường hợp cần thiết sẽ tham khảo ý kiến của các bộ ban ngành có liên quan.
Bước 4: Cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài. Trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Sau đó, người nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Thời điểm hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thời điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính (sửa đổi tại Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế), có quy định cụ thể về thời điểm hoàn thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:
– Thời điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện ngay sau khi người nước ngoài hoàn thành thủ tục kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế tại quầy hoàn thuế của các Ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế, và trước giờ lên tàu bay/trước giờ lên tàu biển của chuyến bay/chuyến tàu mà người nước ngoài xuất cảnh;
– Cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại và các cơ quan tổ chức khác có liên quan cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bố trí cán bộ, công chức làm việc trong tất cả các ngày trong tuần, trong đó bao gồm cả các ngày lễ tết và ngày chủ nhật, làm ngoài giờ hành chính để thực hiện thủ tục hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài phù hợp với quy định tại Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính (sửa đổi tại Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế).
3. Phí dịch vụ hoàn thuế, số tiền được hoàn thuế, đồng tiền thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh:
pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về chi phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, số tiền được hoàn và đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính (sửa đổi tại Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế), có quy định về vấn đề này như sau:
– Phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng bằng 15% trên tổng số tiền thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài mang theo khi thực hiện thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu hoàn thuế;
– Số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài được hoàn sẽ được xác định là 85% dựa trên tổng số tiền thuế giá trị gia tăng của các loại hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng do người nước ngoài đó mang theo khi thực hiện thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu hoàn thuế;
– Đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh được xác định là đồng Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu chuyển toàn bộ số tiền hoàn thuế từ đơn vị đồng Việt Nam sang ngoại tệ tự do chuyển đổi thì các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cần phải thực hiện thủ tục bán ngoại tệ cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tỷ giá chuyển đổi trong trường hợp này được xác định là tỷ giá do ngân hàng thương mại niêm yết công khai tại thời điểm chuyển đổi và phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh;
– Thông tư 92/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: