Trước khi trở thành những kim cương lấp lánh và sáng giá trên các món trang sức, kim cương tự nhiên ban đầu sẽ có dạng thô và chưa thông qua giai đoạn xử lý. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, quy trình và thủ tục hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley, thì kim cương thô là là khái niệm để chỉ loại kim cương chưa được chế tác hoặc kim cương mới chỉ được cắt, chẻ, hoặc để nguyên và kim cương thuộc các phân nhóm 7102.10, nhóm 7102.21 và nhóm 7102.31 trong Hệ thống mã HS hàng hóa.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC (sửa đổi tại Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BCT-BTC), có quy định cụ thể về thủ tục xuất nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan. Cụ thể như sau:
– Đối với thương nhân thì quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan: Thương nhân khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan bắt buộc phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
+ Bản gốc và bản sau giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập khẩu cung cấp;
+ Các loại giấy tờ và tài liệu khác theo quy định của pháp luật về hải quan.
– Đối với cơ quan hải quan, khi nhận được thủ tục yêu cầu xuất nhập khẩu kim cương thô thì cần phải thực hiện như sau:
+ Cơ quan hải quan tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết thành phần hồ sơ và kiểm tra tình hình thực tế của hàng hóa để đảm bảo rằng, lô hàng kim cương thô xuất khẩu hoàn toàn phù hợp với thông tin ghi nhận trong giấy chứng nhận KP;
+ Sau khi tiến hành hoạt động kiểm tra đối chiếu, cơ quan hải quan sẽ trả lại bản gốc cho thương nhân, sau đó lưu giữ bản sao giấy chứng nhận trong thành phần hồ sơ hải quan xuất nhập khẩu;
+ Trong khoảng thời gian ba ngày làm việc được tính kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng hóa là kim cương thô xuất khẩu, cơ quan hải quan cần phải gửi một bản thông báo bằng thư điện tử tới địa chỉ giao dịch thư điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập khẩu với nội dung về giấy chứng nhận KP. Thư điện tử sẽ bao gồm những thông tin chi tiết như giá trị, trọng lượng, quốc gia xuất xứ, người xuất khẩu, người nhập khẩu, số hiệu của giấy chứng nhận KP.
Theo đó thì có thể nói, quy trình hải quan khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu kim cương thô sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các thương nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu kim cương thô sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp tới cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. Thương nhân cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây: Bản gốc và bản sau của giấy chứng nhận KP do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập khẩu cung cấp, và các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về hải quan.
Bước 2: Nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thương nhân sau khi chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công dân cần phải nộp hồ sơ làm thủ tục xuất nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan.
Bước 3: Cơ quan hải quan tiến hành hoạt động kiểm tra hồ sơ. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra tình hình thực tế của hàng hóa. Sau khi kiểm tra đối chiếu, cơ quan hải quan sẽ trả lại bản gốc cho thương nhân, sau đó lưu giữ bản sao của giấy chứng nhận KP trong thành phần hồ sơ hải quan xuất nhập khẩu. Sau đó, cơ quan hải quan tiếp tục gửi thông báo bằng thư điện tử tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập khẩu với địa chỉ [email protected] với nội dung về giấy chứng nhận KP trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho các lô hàng kim cương thô xuất nhập khẩu.
2. Mang kim cương xuất cảnh tuy nhiên không khai hải quan xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai báo hải quan của người xuất cảnh/nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng và các loại kim loại quý/đá quý. Theo đó, người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ tài liệu khác có giá trị thay thế cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam cung cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, cấp lại giấy thông hành, các loại giấy tờ chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, số vàng mang theo vượt quá định mức trong quá trình thực hiện thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các cá nhân có hành vi mang vượt quá định mức từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Việt Nam;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi mang vượt quá định mức từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi mang vượt quá định mức từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó thì có thể nói, người xuất cảnh mang theo kim cương vượt quá định mức, tuy nhiên không thực hiện thủ tục khai báo thì sẽ có mức xử phạt hành chính sẽ được khái quát như sau:
– Số tiền mặt vượt mức quy định từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: Thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
– Số tiền mặt vượt mức quy định từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: Thì mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Số tiền mặt vượt mức quy định từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mức phạt trên là mức phạt trung bình, nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết giảm nhẹ sẽ được giảm 10% mức tiền phạt trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng sẽ được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình tuy nhiên không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Quy định về kiểm tra hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh nhập cảnh?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề kiểm tra giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định như sau:
– Hành lý của người xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật bắt buộc phải chịu sự kiểm tra/giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu;
– Hành lý của người xuất nhập cảnh vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật thì bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục hải quan giống như đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường;
– Người xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể gửi hành lý vào các khu vực kho bãi tại cửa khẩu, và đồng thời được nhận lại khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh;
– Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó thì có thể nói, khi cá nhân mang hàng hóa/vật phẩm về Việt Nam sử dụng và đã thực hiện xong thủ tục kiểm tra hải quan thì có thể xem đây là hàng hóa xách tay cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley;
– Thông tư 25/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23/06/2009 của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley;
– Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BCT-BTC của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23/06/2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley;
– Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan.
THAM KHẢO THÊM: