Nội dung đơn yêu cầu thi hành án dân sự? Thủ tục gửi đơn và tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự?
Khi có quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp dân sự thì bên phải thi hành án cần thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án. Tuy nhiên, nếu bên phải thi hành án trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên thắng kiện hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự nộp lên Tòa án có thẩm quyền để được xem xét giải quyết. Vậy, đơn yêu cầu thi hành án dân sự là gì và có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thủ tục gửi đơn và tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Nội dung đơn yêu cầu thi hành án dân sự:
Đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật cần phải có các nội dung sau đây:
– Thứ nhất: Tên, địa chỉ của người yêu cầu thi hành án dân sự.
– Thứ hai: Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu.
– Thứ ba: Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án dân sự.
– Thứ tư: Nội dung yêu cầu thi hành án dân sự.
– Thứ năm: Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dân sự, nếu có.
– Thứ sáu: Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự.
– Thứ bảy: Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
Như vậy, để đơn yêu cầu thi hành án dân sự đúng quy định của pháp luật và không bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lại thì các chủ thể có yêu cầu cần đáp ứng đủ các nội dung cụ thể được nêu trên.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án (dân sự) hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
Cần lưu ý rằng các chủ thể là người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
2. Thủ tục gửi đơn và tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự:
Theo quy định của
– Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự:
Đương sự theo quy định của pháp luật sẽ tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn yêu cầu thi hành án dân sự hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Cùng với đó các chủ thể là người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Thời hạn đương sự được nộp đơn yêu cầu là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại theo quy định tại Khoản 1, Điều 30,
Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.
Trong trường hợp các chủ thể là người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Trong biên bản sẽ có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án dân sự.
– Thủ tục tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự:
Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cần phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và
Như vậy, sau khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, Tòa án sẽ xem xét giải quyết và yêu cầu người phải thi hành án thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định trọng bản án. Nếu người phải thi hành án trì hoãn hoặc không thực hiện, Tòa án hoàn toàn có thể ra quyết định cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án sẽ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Quyết định cưỡng chế thi hành án sẽ phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan thi hành án dân sự có quyền từ chối yêu cầu thi hành án và phải
+ Trường hợp thứ nhất: Các chủ thể là người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Việc xác định các chủ thể là người không có quyền yêu cầu thi hành án dân sự dựa trên cơ sở xác định người có quyền yêu cầu thi hành án dân sự. Người có quyền yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật được xác định gồm những người cụ thể sau đây: Người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự; Người được người được thi hành án hoặc người phải thi hành án ủy quyền yêu cầu thi hành án dân sự; Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án dân sự.
Đối với trường hợp khi nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định của Toà án thì trên thực tế bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của
+ Trường hợp thứ hai: Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án.
Nhằm mục đích xác định cơ quan thi hành án dân sự không có thẩm quyền thi hành án thì phải căn cứ vào Điều 35
Mỗi cơ quan thi hành án được pháp luật quy định có những thẩm quyền khác nhau và xử ly, ban hành các quyết định và bản án khác nhau. Việc xác định đúng thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự sẽ góp phần đảm bảo quyền và những lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quá trình thi hành án dân sự. Chính vì thế, đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
+ Trường hợp thứ ba: Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được hiểu là thời hạn mà các chủ thể là người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Khi đã hết thời hạn này thì các chủ thể sẽ ư mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 4
Cũng cần lưu ý đối với trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không từ chối nhận yêu cầu thi hành án trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 4
Đây là trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của các chủ thể này hoặc người được họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án dân sự tương ứng với khoản tiền, tài sản mà các chủ thể tự nguyện nộp, đồng thời cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án, người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận. Khi đã hết thời hạn một năm, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà các chủ thể là người được thi hành án không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước, sau khi khấu trừ tiền, tài sản mà họ phải thi hành theo quyết định thi hành án khác nếu có theo đúng quy định của pháp luật.