Học sinh trường giáo dưỡng là gì? Thủ tục giải quyết trường hợp học sinh trường giáo dưỡng chết? Quy định về việc quản lý học sinh trường giáo dưỡng?
Trường giáo dưỡng là nơi tập trung những trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Nhưng do yếu tố thân nhân, tính chất của hành vi phạm tội và hoàn cảnh sống của trẻ em đó thấy cần phải đưa vào trường giáo dưỡng nhằm giáo dục văn hóa, lao động, sinh hoạt cho các em để trở thành công dân tốt khi trưởng thành. Đây sẽ là nơi dành cho những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên. Vậy trong trường hợp người phạm tội bị đưa vào trường giáo dưỡng chết thì giải quyết như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc về thủ tục giải quyết trường hợp học sinh trường giáo dưỡng chết.
Căn cứ pháp lý:
–
– Luật thi hành án hình sự 2019
1. Học sinh trường giáo dưỡng là gì?
Trường giáo dưỡng thực chấp là một nơi để thực hiện việc thi hành biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại điều 91, 92 của
“Điều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.”
Căn cứ Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Theo đó, học sinh trường giáo dưỡng là những người phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên, là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự; từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Thủ tục giải quyết trường hợp học sinh trường giáo dưỡng chết
Căn cứ Điều 152 Luật thi hành án hình sự 2019, quy định về giải quyết trường hợp học sinh trường giáo dưỡng chết như sau:
– Trường hợp học sinh chết, Hiệu trưởng phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng để xác định nguyên nhân chết; đồng thời phải báo ngay cho thân nhân của người chết biết.
– Sau khi được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cho phép mai táng, trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng, báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị nhận tử thi để mai táng và tự chịu chi phí thì trường giáo dưỡng giao cho thân nhân của người chết thực hiện. Việc tổ chức mai táng phải bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Căn cứ Điều 23
– Khi có học sinh bị chết, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo ngay cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trường giáo dưỡng đóng trụ sở, cơ sở y tế gần nhất đến lập biên bản xác định nguyên nhân chết, có mời học sinh của trường giáo dưỡng chứng kiến và làm thủ tục khai tử với chính quyền địa phương, thông báo cho thân nhân học sinh. Sau đó, phải gửi giấy chứng tử cho thân nhân học sinh bị chết (nếu có) và thông báo cho
Trường hợp học sinh chết do bị HIV/AIDS có kết luận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng mời đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trường giáo dưỡng đóng trụ sở, cơ sở y tế, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của học sinh chết (nếu có) đến để lập biên bản theo quy định và không cần giám định pháp y.
– Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi, gửi giấy báo tử cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của học sinh chết (nếu có) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ đề nghị đưa người đó vào trường giáo dưỡng. Kinh phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp.
– Trong trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết có đơn đề nghị đưa tử thi về mai táng hoặc đề nghị được đưa hài cốt đã được địa táng từ đủ 3 năm trở lên về mai táng, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng xem xét, quyết định. Đơn đề nghị phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và phải cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Như vậy, đối với trường hợp học sinh trường giáo dưỡng chết thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng để xác định nguyên nhân chết, đồng thời phải báo ngay cho thân nhân của người chết biết. Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản xác định nguyên nhân chết và làm thủ tục khai tử với chính quyền địa phương, thông báo cho thân nhân học sinh. Tiếp đó gửi giấy chứng tử cho thân nhân học sinh bị chết và thông báo cho
3. Quy định về việc quản lý học sinh trường giáo dưỡng
“1. Học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.
2. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ học vấn, tính chất và mức độ vi phạm, trường giáo dưỡng bố trí học sinh thành các đội, lớp, tổ, nhóm và phân công giáo viên trực tiếp phụ trách.
3. Trường hợp học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định và tổ chức truy tìm. Thời gian học sinh bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Khi bắt giữ mà học sinh có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân và
Khi bắt được người bỏ trốn hoặc nhận bàn giao người đó, cơ quan công an phải lập biên bản, lấy lời khai, lưu giữ và quản lý người bỏ trốn, thông báo ngay cho trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm. Khi nhận được thông báo, trường giáo dưỡng đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận và đưa học sinh bỏ trốn về trường giáo dưỡng. Việc giao, nhận học sinh bỏ trốn phải lập biên bản. Thời gian lưu giữ được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.”