Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phức tạp, trong đó có những trường hợp là các vụ việc liên quan đến tranh chấp lối đi chung. Dưới đây là thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung và ngõ hẻm đi chung theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Một số trường hợp về tranh chấp lối đi chung, ngõ hẻm đi chung:
Tranh chấp lối đi chung là những tranh chấp phát sinh phổ biến trong đời sống hiện nay xoay quanh vấn đề mở lối đi chung giữa các bất động sản liền kề. Tuy nhiên vấn đề này tuy rất phổ biến trong đời sống nhưng lại có rất ít người biết cách giải quyết loại tranh chấp về lối đi chung này. Bởi lẽ, thông thường đa số mọi người đều cho rằng nếu ai đó có đất thì đương nhiên sẽ phải mở lối đi chung cho những người không có đất để họ có thể thuận lợi di chuyển một cách thuận tiện hơn. Một số tình huống dẫn đến hiện tượng tranh chấp về lối đi chung có thể kể đến như sau:
– Tranh chấp về lối đi chung khi có người được phép mở lối đi chung trên đất thuộc sở hữu của người khác;
– Tranh chấp về lối đi chung khi không mở lối đi cho các bất động sản bị vây bọc;
– Lối đi chung bị tranh chấp do quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của một trong hai bên nhưng chưa được cải thiện rõ ràng trên các giấy tờ pháp lý dẫn tới việc các bên chủ thể cho rằng một bên còn lại đã lấn chiếm đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ.
Như vậy thì tranh chấp về lối đi chung là một trong những loại tranh chấp thuộc lĩnh vực đất đai. Do đó trong trường hợp một bên nhất quyết không mở nữa đi cho bên còn lại theo quy định của Nó đất đai năm 2013 thì sẽ cần phải thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục luật định.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung, ngõ hẻm đi chung:
Nhìn chung thì thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung hoặc tranh chấp ngõ hẻm đi chung căn cứ theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 của
Bước 1: Các bên tranh chấp sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành thủ tục hòa giải. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai sẽ tự hòa giải. Nếu như các bên đã tự thương lượng và hòa giải với nhau tuy nhiên không có tiếng nói chung thì sẽ yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại các cơ sở. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức cuộc hòa giải về lối đi chung giữa các chủ thể, trong quá trình tổ chức thực hiện thì cần phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác đó là Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ được thực hiện theo đúng thời gian do pháp luật quy định hiện nay đó là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã phường của các chủ thể tranh chấp.
Bước 2: Ngay sau khi hòa giải không thành thì các bên tranh chấp về lối đi chung có quyền lựa chọn những phương án giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với lối đi chung có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác được cấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 100 của
Bên cạnh đó, trong trường hợp lối đi chung không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại giấy tờ khác được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 100 của Đất đất đai năm 2013 thì các bên có thể lựa chọn phương thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết. Trong trường hợp các bên đã giải quyết tại Ủy ban nhân dân tuy nhiên các bên tranh chấp đã không đồng ý với kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên có thể lựa chọn hình thức nộp đơn khởi kiện lên Và án nhân dân cấp huyện nơi có lối đi chung để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nhìn chung thì thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án giải quyết tranh chấp về lối đi chung là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp do trở ngại khách quan thì chủ thể có thẩm quyền đó là chánh án tòa án có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử tuy nhiên không quá 2 tháng theo quy định của pháp luật hiện nay.
Bước 3: Sau khi có bản án của tòa án cấp sơ thẩm bảo các bên vẫn thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm và không đồng tình với bạn án sơ thẩm thì sẽ tiến hành thủ tục kháng cáo phúc thẩm trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tuyên án theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung, ngõ hẻm đi chung:
Căn cứ Điều 202 và Điều 203
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là ủy ban nhân dân hoặc Tòa án đối với tranh chấp lối đi chung không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương được ghi nhận theo quy định tại Điều 100
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là tòa án nếu lối đi chung có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương được ghi nhận theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013.
Đồng thời, trong trường có đơn xin lựa chọn giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Trong trường hợp một bên muốn hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên còn lại thì có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Lúc này, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
4. Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lối đi chung, ngõ hẻm đi chung:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp lối đi chung nói riêng thì cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhìn chung thì có thể thấy toàn bộ đất đai trên lãnh thổ của Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Vì thế các chủ thể chỉ được nhà nước giao đất sử dụng trên thực tế cho nên đối tượng của mọi tranh chấp đều là quyền quản lý và sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đất. Vì vậy trong quá trình giải quyết tranh chấp lối đi chung thì cũng cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước là đại diện.
Thứ hai, quá trình giải quyết tranh chấp thì cần phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tức là cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và trình tự thủ tục cũng như thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. Tất cả các trường hợp giải quyết tranh chấp sai thẩm quyền đi đâu vi phạm quy định của pháp luật, tránh tình trạng tranh chấp kéo dài gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội và xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của các bên có liên quan.
Thứ ba, cần phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc và bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân. Giải quyết tranh chấp phải gắn liền với mục đích ổn định tình hình chính trị và kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và từng bước cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư.
Thứ tư, phải bảo đảm nguyên tắc khuyến khích thương lượng và tự hòa giải trong nội bộ quần chúng. Nó đất đai năm 2013 ra đời thừa nhận quyền năng của người sử dụng đất, vì thế việc tôn trọng quyền tự định đoạt của người sử dụng đất và phát huy tối đa quyền năng đó là một trong những nguyên tắc quan trọng không thể thiếu của pháp luật đất đai. Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, do vậy cho nên các bên sẽ tự phải thỏa thuận với nhau trước khi đưa vụ việc ra giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo đảm lợi ích một cách tốt nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.