Thủ tục đưa bột trét tường lưu thông trên thị trường. Sản phẩm ra thị trường cần đăng ký những gì?
Thủ tục đưa bột trét tường lưu thông trên thị trường. Sản phẩm ra thị trường cần đăng ký những gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi ở Thành phố Buôn Ma Thuột, hiện đang muốn sản xuất Bột tret tường đưa vào lưu thông trên thị trường. Tôi đang tiến hành xây dựng nhà xưởng trong KCN. Tôi đã đăng ký kinh doanh sản xuất, xin hỏi để sản phẩm của tôi đảm bảo tính pháp lý thì cần đăng ký những gì ngoài nhãn hiệu? Nếu tiện xin cho tôi hướng dẫn chi tiết và giá dịch vụ luôn! Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Luật sư tư vấn:
Để bảo đảm các tính pháp lý liên quan đến sản phẩm là bột trét tường khi đưa ra lưu thông trên thị trường, ngoài việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn nên làm các thủ tục: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký lưu hành sản phẩm, đăng ký mã số, mã vạch.
Thứ nhất, đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện :
+ Có tính mới: là phải khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp được đăng ký hoặc được công khai ngày nộp đơn;
+ Có tính sáng tạo: kiểu dáng công nghiệp phải được dạo ra bởi cá nhân có hiểu biết về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
– Trình tự thực hiện như sau: Người đăng ký kiểu dáng công nghiệp nộp hồ sơ gồm
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
+ Bản mô tả (01 bộ);
+ Các tài liệu có liên quan;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của cục sở hữu trí tuệ.
Sau khi nhận được đơn, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức xem có hợp lệ hay không trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đơn, công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ và thẩm định về nội dung để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng trong 6 tháng kể từ ngày công bố đơn
Sau đó, ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
* Thứ hai, thủ tục đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
– Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( bản sao chứng thực)
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm ( chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng)
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao chứng thực)
+ 03 mẫu sản phẩm.
+ Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có)
Hồ sơ được nộp về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm địa phương.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
*Thứ ba, thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm
Hồ sơ đăng ký gồm có:
+ Đơn xin đăng ký (Theo mẫu)
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ khác hợp lệ chứng minh cơ sở đó có chức năng sản xuất, buôn bán hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.
+ Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của sản phẩm
+ Bản trả lời kết quả khảo nghiệm của các đơn vị khảo nghiệm do Bộ Y tế Việt Nam chỉ định.
+ Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).
+ Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:Thành phần, cấu tạo; Tác dụng và hướng dẫn sửdụng; Tác dụng phụ, cách xử lý; Tính ổn định và cách bảo quản; Quy trình sản xuất.
+ Nội dung nhãn hoá chất, chế phẩm
* Thứ tư, Thủ tục đăng ký mã số vạch sản phẩm:
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số vạch sản phẩm gồm:
+ Bản đăng ký sử dụng mã số vạch sản phẩm theo mẫu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
+ Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Tổng cục TCĐLCL) là cơ quan giúp Bộ Khoa học và Công nghệ cấp các loại mã số vạch sản phẩm