Tìm hiểu về sổ hồng? Có phải đổi sổ đỏ, sổ hồng cũ sang sổ đỏ, sổ hồng mới hay không? Khi nào người dân được cấp đổi từ Sổ đỏ sang Sổ hồng? Trình tự, thủ tục cấp đổi sang Sổ hồng?
Như chúng ta đã biết, sổ đỏ hay sổ hồng đều là tên gọi chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Trong giai đoạn hiện nay, căn cứ cụ thể theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, việc thực hiện đổi từ sổ bìa đỏ sang hồng cũng đã được triển khai trên phạm vi cả nước đối nhiều nhiều đối tượng cụ thể. Việc này trên thực tế cũng giúp cho cơ quan dễ dàng quản lý đất đai của người dân một cách đồng bộ. Chắc hẳn thủ tục đổi sổ đỏ cũ, sổ hồng cũ sang sổ hồng theo mẫu mới chính là một trong số những vấn đề được quan tâm nhất. Chính vì thế mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Luật Đất đai năm 2013.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về sổ hồng:
Trên thực tế, căn cứ theo quy định của pháp luật, ta nhận thấy, sổ hồng có ý nghĩa cụ thể như sau:
Sổ hồng được xem như một chứng thư mang giá trị pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm mục đích chính là để giúp các chủ thể xác nhận quyền sử dụng đất‚ quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất một cách hợp pháp của một người cụ thể nào đó có các quyền trên.
Các thông tin ghi trên sổ hồng:
Căn cứ theo quy định của pháp luật, một số thông tin có ghi trong sổ hồng cụ thể đó là các thông tin cụ thể sau đây:
– Trang đầu tiên trong cuốn sổ hồng sẽ là các nội dung có vai trò quan trọng nhất‚ bao gồm các thông tin cơ bản như sau: họ và tên đầy đủ của chủ thể là chủ sở hữu nhà ở‚ chủ thể là người sử dụng đất và chủ sở hữu các tài sản khác có gắn liền với đất.
– Kế đến, trang tiếp theo là những thông tin cơ bản cụ thể được đưa ra về nhà ở‚ thửa đất và các tài sản khác có gắn liền với đất.
– Trang 3 của sổ hồng là bản vẽ sơ đồ của nhà ở‚ thửa đất và các tài sản khác có gắn liền với đất cùng một vài thay đổi sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Trang 4 tiếp tục là phần để nhằm mục đích thực hiện ghi chép những về sự thay đổi sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Trang cuối cùng trong sổ hồng là trang bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giá trị của sổ đỏ và sổ hồng:
Như chúng ta đã phân tích ở trên, Sổ đỏ, Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận về nhà đất nên giá trị của nó cần được xem xét dưới hai góc độ khác nhau cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Giá trị pháp lý: Sổ đỏ, Sổ hồng trên thực tế và căn cứ theo quy định pháp luật đều có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các chủ thể là người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
– Thứ hai: Giá trị thực tế: Chúng ta sẽ không phân biệt được vì phụ thuộc vào giá trị tài sản được chứng nhận.
2. Có phải đổi sổ đỏ, sổ hồng cũ sang sổ đỏ, sổ hồng mới hay không?
Sổ hồng, sổ đỏ cũng chính là cách người dân hay gọi để nhằm mục đích có thể chỉ loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Sổ hồng cũ được hiểu cơ bản chính là loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng cấp (mẫu Sổ hồng được cấp trước ngày 10.12.2009). Sổ đỏ được hiểu cơ bản chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Sổ hồng mới được hiểu cơ bản chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (mẫu sổ hồng mới được cấp từ ngày 10.12.2009 đến nay).
Bên cạnh đó thì theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định nội dung cụ thể nội dung như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10.12.2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày 10.12.2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”.
Cùng với đó, theo quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ thì nếu người dân có nhu cầu cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng thì người dân đó sẽ được tiến hành việc cấp đổi. Đối với các trường hợp còn lại, pháp luật không bắt buộc phải cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng cũ sang sổ mới.
3. Khi nào người dân được cấp đổi từ Sổ đỏ sang Sổ hồng?
Các trường hợp người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao gồm:
1. Trường hợp chủ thể là người sử dụng đất có nhu cầu đổi:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (bìa màu hồng);
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc
– Các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009, bao gồm các loại sau đây:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ);
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bìa màu đỏ).
2. Người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng khi các loại giấy chứng nhận trên đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
3. Người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng do việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.
4. Người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng đối với trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để nhằm mục đích ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
4. Trình tự, thủ tục cấp đổi sang Sổ hồng:
Để nhằm mục đích có thể thực hiện việc cấp đổi, chủ thể là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ có trách nhiệm cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
1. Chủ thể là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi:
Theo quy định cụ thể tạ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần hồ sơ đề nghị cấp đổi bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Cần lưu ý đối với riêng với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì các chủ thể sẽ cần phải có bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc.
2. Trình tự thực hiện bao gồm các bước cụ thể như sau:
– Bước 1. Các chủ thể thực hiện nộp hồ sơ:
Bao gồm các giấy tờ và các loại tài liệu được nêu cụ thể bên trên.
Nơi nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho chủ thể là người nộp hồ sơ.
– Bước 3. Giải quyết:
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ theo đúng quy định và trình tự pháp luật.
– Bước 4. Trả kết quả:
Thời hạn giải quyết căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thì không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; thời hạn giải quyết cũng sẽ không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Trong trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều chủ thể là người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày.
Thời gian trên pháp luật cũng quy định không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ thể là người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp chủ thể sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.