Quy định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm? Thủ tục đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
Trong giai đoạn kinh tế của thời kì trước thì Nhà nước ta đã trải qua một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế ấy được vận hành trên cơ sở những hợp đồng kinh tế dưới sự áp đặt ý chí của nhà nước. Đây là một loại hình kinh doanh không thể phát triển ở Việt Nam bởi nó không có sự phù hợp với các đặc điểm, phong tục tập quan của chúng ta nên nền kinh tế này đã thực sự đổ vỡ và cần thay thế bằng một nền kinh tế mới. Do đó, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay đã xuất hiện, với sự ra đời của những khế ước và nó đã trở thành nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật kinh tế hiện hành. Trong nền kinh tế thì trường thì việc các chủ thể cần phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh là điều tất nhiên.
Nhờ có sự thay đổi về bản chất của nền kinh tế mà các loại hình doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh, tự do tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường bằng việc nghĩ ra các phương kế để có lợi thế nên trên thị trường thường duy trì lợi nhuận và phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp để hạn chế hoặc thủ tiêu sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh bằng cách kí kết các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh. Hiện tượng thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh với những mục đích nêu trên có thể nói nó xuất hiện ở tất cả các quốc gia có nền kinh tế thị trường trên thế giới, các quốc gia đều phải đối mặt. Vậy pháp luật Cạnh tranh hiên hành đã quy định về thủ tục đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quy bạn đọc nội dung về thủ tục đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Canh tranh năm 2018.
1. Quy định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Trên cơ sở quy định của pháp luật Canh tranh thì đã nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay còn được biết đến là việc nguyên cấm những hành vi hạn chế cạnh tranh việc pháp luật cạnh tranh của Việt Nam quy định như vậy là vì muốn tạo ra một môi trường cạnh tranh đúng nghĩa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xem xét tới khả năng gây ảnh hưởng tới thị trường hay lợi ích mà hành vi mang lại, pháp luật không cấm toàn bộ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mà có những trường hợp được xem xét hưởng miễn trừ.
Trên cơ sở quy định tại Điều 14
– Các thoả thuận mang lại tác động trong việc thúc đẩy tiền bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
– Các thoả thuận làm tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
– Giúp thúc đẩy cho việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm.
– Giúp ta ra quy chuẩn, khuôn mẫu thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan và ảnh hưởng đến giá cả cũng như các yếu tố về giá.
Từ các quy định này, có thể thấy rằng pháp luật vẫn để các doanh nghiệp này được thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong một thời gian hợp lý và phải tuân thủ các điều kiện nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thời hạn miễn trừ được quy định tại
2. Thủ tục đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Hoạt động trên nền kinh tế thị trường phát triển thì một quy luật tất yếu được diễn ra giữ các doanh nghiệp đó là cạnh tranh. Bởi vì, doanh nghiệp tìm được chỗ đứng, khẳng định vị thế trên thị trường thì cần phải cạnh tranh về năng lực và nguồn vốn với các doanh nghiệp khác. Bởi vậy, hệ quả của cạnh tranh là kéo theo những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh trong đó có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 11
– Nhóm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 1, 2, 3 giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan;
– Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 4, 5, 6 giữa bất kỳ doanh nghiệp nào;
– Các thoản thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 7, 8, 9, 10 và 11 giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan nếu thoả thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
– Thoả thuận hạn chế cạnh tranh tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định nếu thoả thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Thẩm quyền ra quyết định cho việc hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia.
Thời hạn ra quyết định: 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi hết thời hạn 60 ngày nêu trên. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
Thời hạn hưởng miễn trừ: Không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định
Thủ tục đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật cạnh tranh 2018, hồ sơ bao gồm:
– Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
– Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;
–
– Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;
– Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Bước 3: Thụ lý hồ sơ
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày mà cơ quan này tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ. Đồng thời thì trong thời hạn ba mươi ngày thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối với những hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ.
Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ. Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, bên nộp hồ sơ phải nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Bước 4: Ra quyết định
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.
Như vậy, để doanh nghiệp có thể được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thì cần phải nộp hồ sơ đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm để xin được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm này. Việc nộp hồ sơ cần phải được thực hiện tuân thủ theo quy định của pháp luật như các bước đã được nêu ra ở trình tự thủ tục đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như vừa nêu để đảm bảo về mặt thời gian và giấy tờ theo đúng quy định. Đồng thời thì doanh nghiệp cần thực hiện việc lập hồ sơ bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ nêu ra ở bước 1 và nộp trực tiếp tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo như quy định của pháp luật hiện hành.