Thủ tục đề nghị miễn tiền phạt hành chính về thuế, hóa đơn? Thủ tục đề nghị miễn tiền phạt hành chính về thuế, hóa đơn?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục miễn đề nghị tiền phạt hành chính về thuế, hóa đơn là gì?
– Thủ tục miễn đề nghị tiền phạt hành chính về thuế, hóa đơn là thủ tục được thực hiện khi những chủ thể nộp thuế thuộc những trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nhưng lại được miễn tiền phạt hành chính về thuế, hóa đơn. Theo quy định của pháp luật, miễn đề nghị tiền phạt hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với những trường hợp:
+ Trường hợp 1: người nộp thuế trong những trường hợp bất khả kháng khác gồm những trường hợp như: chiến tranh, bạo loạn, đình công phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh hoặc rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế mà người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp 2: Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
– Thủ tục miễn đề nghị tiền phạt hành chính về thuế, hóa được quy định tại Điều 43 Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập, theo đó:
– Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).
– Cách xác định giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại và giá trị được bảo hiểm, bồi thường khi người nộp thuế bị thiệt hại trong những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật như sau:
+ Thứ nhất, người nộp thuế trong trường hợp này cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau: Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực), biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;
* Lưu ý: đối với những trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt thì không được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Thứ hai, đối với những hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất sẽ được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật và những hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân thì cũng phải bồi thường theo quy định của pháp luật và những hồ sơ này phải là bản chính hoặc bản sao và có xác nhận công chức, chứng thực của cơ quan nhà nước.
– Thủ tục bao gồm 3 bước:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ: theo đó, người nộp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị miễn tiền phạt theo mẫu
(2) Văn bản đề nghị miễn tiền phạt theo quy định của pháp luật
(3) Văn bản xác nhận của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp được miễn.
(4) Biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại, hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất( bản chính hoặc bản có công chứng, chứng thực)
(5)
(6) Hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức/ cá nhân phải bồi thường( bản chính hoặc bản sao có công chứng/ chứng thực)
+ Bước 2: Nhận và giải quyết hồ sơ: Sau khi người nộp hồ sơ nộp hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền thì trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền ra quyết định chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền định miễn tiền phạt và thông báo cho người đề nghị miễn tiền phạt biết. Trong thời hạn là ba mươi ngày kể từ nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành quyết định miễn tiền phạt, hoặc người có thẩm quyền ban hành thông báo không được miễn tiền phạt. Những văn bản này phải được gửi đến cho người có đơn đề nghị, nếu người có thẩm quyền miễn tiền phạt không đồng ý với yêu cầu của người yêu cầu thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
– Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tiến hành bằng con đường hành chính theo quy định của các quy phạm thủ tục hành chính nên thủ tục xử phạt phạm pháp luật thuế là một loại thủ tục hành chính Có thể thấy, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật thuế là trình tự và cách thức thực hiện các hành động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
– Có hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế là “Xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản”., “Xử phạt vi phạm hành chính cô lập biên bản”
– Xã phạt vi phạm hành chính về thuế khổng lập biên bản: Đây là thủ tục đơn gan mang tính rút gọn bỏ qua giai đoạn lập biên bản Người có thẩm quyền không lập
– Xử phạt không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
– Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản: Thủ tục này được áp dụng đối cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế, trừ trường hợp áp dụng thủ tục không lập biên bản Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản và tuân theo các trình tự thủ tục sau
– Thứ nhất, buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chinh về thuế: Đây là biện pháp của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm làm chấm dứt ngay hành vi vi phạm hành chính của đối tượng vi phạm hành chính đang diễn ra. Đồng thời là biện pháp đầu tiên trước khi tiến hành các thủ tục đề xử phạt vi phạm hành chính về thuế Công chức thuế đang thi hành công vụ phát hiện tổ chức, cá nhân đang thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế thì buộc tổ chức, cá nhân đó chấm dứt hành vi vi phạm hành chính về thuế.
– Tuy nhiên đây không phải là thủ tục bắt buộc khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính bởi lẽ nếu không áp dụng biện pháp này mà vẫn tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như lập
– Thứ hai, lập biên bản vi phạm hành chính về thuế: “Biên bản vi phạm hành chính là trình tự và thủ tục pháp lý quan trọng hàng đầu trong việc xác định hình thức, mức độ xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với người thực hiện hành vi vi phạm. Yêu cầu của biên bản vi phạm hành chính là phải đảm bảo đúng quy định về hình thức pháp luật, vừa phải đảm bảo chặt chẽ về nội dung”
– Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm lập biên bản theo đúng quy định (trừ trường hợp xử phạt không phải lập biên bản và chuyên kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt.
– Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vì phạm hoặc không ký vào biên bản vi phạm hành chính về thuế hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì bên bạn phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở (đại diện có thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến Trường hợp cá nhân đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến từ chối ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản
– Biên bản vi phạm hành chính về thuế phải được lập ít nhất thành 02 bản 01 bản giao cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế, 01 bản làm căn cứ đề ra quyết định xử phạt.
– Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cần tiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây có hay không có vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 26
– Nguyên tắc chung là một hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước) không thể cùng một lúc chịu hai loại trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính Nếu xác định là hành vi vi phạm hành chính thì có nghĩa là tính chất, mức độ, hậu quả bởi hành vi đó gây ra là thấp và không phải là tội phạm (do chưa đủ hoặc không đủ yếu tố cấu thành tội phạm và ngược lại.
– Tuy nhiên, để tránh sự chồng chéo, với tinh thần không bỏ lọt tội phạm và không truy cứu Dân người không phạm tội, nhà làm luật đã quy định cụ thể việc chuyển thẩm quyền từ truy cứu trách nhiệm hành chính sang truy cứu trách nhiệm hình sự trong quá trình xử lý vụ việc vi phạm hành chính
– Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
– Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết đình không khởi tố vụ án hình sự quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự quyết định ảnh chỉ điều tra hoặc quyết định anh chỉ vụ án, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyên các quyết định nêu trên kem theo hồ sơ, tang vật của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
– Trong thực tế nhiều trường hợp sau khi các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khởi tố vụ án hình sự thì xác định hành vi của đối tượng bị nghi là thực hiện tội phạm không đi yếu tố cấu thành tội phạm và chỉ có thể buộc phải chịu trách nhiệm hành chính do đó cần phải tiến hành các thủ tục chấm dứt việc xử lý hình sự để chuyển sang thủ tục xử lý vi phạm hành chính