Quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là một trong những quyền của người sử dụng đất. Vậy thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề:
Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề được thực hiện qua các bước sau:
1.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ khoản 8 Điều 9 Thông tư
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan;
– Hợp đồng hoặc
– Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế;
– Nếu có thay đổi về thông tin của số Giấy chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân hoặc địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất nộp thêm một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng minh nhân dân mới (Bản sao);
+ Giấy chứng minh quân đội mới (Bản sao);
+ Thẻ Căn cước công dân mới (Bản sao);
+ Giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi các thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận (Bản sao).
Trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có cả lĩnh vực đất đai) thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không được yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp bản sao các loại giấy tờ sau để chứng minh nhân thân:
+ Giấy chứng minh nhân dân;
+ Giấy chứng minh quân đội;
+ Bản sao căn cước công dân mới;
+ Số định danh cá nhân;
+ Giấy tờ khác.
1.2. Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ nê trên thì người sử dụng đất nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan có thẩm quyền sau đây:
+ Bộ phận một cửa nếu như địa phương nơi có đất đã thành lập bộ phận một cửa;
+ Văn phòng đăng ký đất đai;
+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các địa điểm theo nhu cầu đối với các địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về địa điểm.
+ Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
1.3. Giải quyết hồ sơ:
Trường hợp nhận hồ sơ đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải ra thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
1.4. Trả kết quả và cấp Giấy chứng nhận:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.
– Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không trả kết quả giải quyết hồ sơ theo đúng như đã quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề giải quyết thủ tục gửi thông báo cho người yêu cầu và nêu rõ lý do thông qua hình thức sau:
+ Văn bản;
+ Cổng dịch vụ công;
+ Tin nhắn SMS.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật bằng hình thức:
+ Trực tiếp;
+ Trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công.
– Việc trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc được thực hiện tại địa điểm theo yêu cầu đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.
– Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu của người sử dụng đất.
2. Những trường hợp thường gặp về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề:
Trên thực tế, những trường hợp hay gặp về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm có:
– Quyền về lối đi qua: Một bất động sản bị vây bọc bởi một hoặc nhiều bất động sản của người khác nên không có lối đi khá phổ biến. Để bảo đảm được việc khai thác, sử dụng của người có bất động sản bị vây bọc thì pháp luật đã quy định rõ về quyền, nghĩa vụ trong trường hợp này. Điều 254 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể quyền về lối đi qua như sau:
+ Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc là không có đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
+ Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến cả các đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và những thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
+ Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
+ Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu như có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
– Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc: căn cứ Điều 255 của Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc đi qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm về an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề: Điều 252 của Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải đi qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu của bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp và không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy
– Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác: Căn cứ Điều 253 của Bộ luật Dân sự 2015, người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, hoàn toàn có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp và thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu như người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính;
– Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Luật Đất đai 2013;
–
– Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai;
– Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.