Đăng ký logo của công ty là một trong những biện pháp bảo đảm quyền lợi trong quá trình hoạt động của công ty, tránh bị xâm phạm vê nhãn hiệu. Hiện nay thủ tục đăng ký logo cho văn phòng công chứng mới nhất cần thực hiện những bước gì?
Mục lục bài viết
1. Văn phòng công chức có thể tiến hành đăng ký logo với hình thức nào?
Văn phòng công chứng được tổ chức vào hoạt động theo quy định của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2017 Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng theo quy định phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên và văn phòng công chứng sẽ không có thành viên góp vốn. Hiện nay, Văn phòng Công chứng sẽ hoạt động theo mô hình công ty hợp danh và bắt buộc có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên nên khi mới thành lập công ty, để trường hợp bị xâm phạm về nhãn hiệu thương hiệu thì có thể tiến hành đăng ký logo độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền. Logo của công ty có thể được thể hiện bằng những dấu hiệu như chữ cái, hình ảnh và thông thường cá nhân có thể nhận diện thông qua quan sát bằng mắt thường và được sử dụng phải có tính chất phân biệt được với logo của những doanh nghiệp khác.
Mặc dù pháp luật Việt Nam không quy định việc bắt buộc phải tiến hành đăng ký logo công ty nhưng để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như giúp các doanh nghiệp phòng tránh được những rủi ro khi bị xâm phạm về nhãn hiệu thương hiệu thì nhà nước luôn khuyến khích đăng ký logo. Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì logo công ty là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới một trong hai loại hình thức khác nhau trong đó kể đến là tác phẩm tạo hình mĩ thuật ứng dụng và nhãn hiệu. Có thể kể qua một số nội dung chi tiết liên quan đến 2 loại hình dưới đây:
– Đối với tác phẩm tạo hình mĩ thuật ứng dụng đã được ghi nhận tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ: Một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu đó là tác phẩm thể hiện bằng những đường nét, sử dụng màu sắc và có hình khối, bố cục với tính năng hữu ích. Yếu tố này có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích và được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
– Đăng ký logo thông qua hình thức là nhãn hiệu đã được ghi nhận tại khoản 16 của Điều 4 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ: Nhãn hiệu của công ty được sử dụng phân biệt hàng hóa, dịch vụ đối với các tổ chức, cá nhân khác. Và nhãn hiệu sẽ chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc về người nộp đơn đầu tiên.
Với quy định nêu trên việc đăng ký logo cho văn phòng công chứng hoàn toàn có thể được diễn ra mặc dù không có quy định bắt buộc phải thực hiện thủ tục này tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi trong quá trình hoạt động của văn phòng công chứng thì cũng nên tiến hành đăng ký logo tại cơ quan có thẩm quyền. Đăng ký logo có thể lựa chọn một trong hai hình thức đó là đăng ký nhãn hiệu hoặc tiến hành đăng ký thực phẩm tạo hình mỹ thuật ứng dụng. Chúng có thể lựa chọn một trong hai loại hình thức nêu trên đều có thể được chấp thuận và đảm bảo được quyền lợi của mình.
2. Thủ tục đăng ký logo cho văn phòng công chứng mới nhất:
Như đã phân tích tại Mục 1 của bài viết, công ty có thể lựa chọn hình thức đăng ký logo bởi 2 hình thức khác nhau. Trong bài viết này tác giả sẽ phân tích cụ thể những hồ sơ cần tiến hành để đăng ký logo công ty:
2.1. Đối với việc đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:
– Hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành thực hiện thủ tục này bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
+ Chuẩn bị thêm hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
+ Cần chuẩn bị
+ Bên cạnh đó cần chuẩn bị tất cả những tài liệu chứng minh quyền nộp đơn nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế chuyển giao và kế thừa;
+ Cần có văn bản thể hiện sự đồng ý của các động tác giả nếu tác phẩm này là đường tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
+ Bên cạnh đó, những bản sao về chứng từ nộp phí lệ phí cũng phải chuẩn bị đầy đủ;
– Văn phòng công chứng sau khi chuẩn bị tất cả hồ sơ nêu trên sẽ tiến hành nộp tại bộ phận một cửa của Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện Cục
– Thông thường thời gian giải quyết đối với thủ tục này là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
– Mức phí phải chi trả đối với việc thực hiện đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì sẽ được thu là từ 100.000 đồng/giấy (Mức lệ phí này đã được ghi nhận tại Thông tư 211/2016/TT-BTC
2.2. Thủ tục tiến hành đăng ký nhãn hiệu:
Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng chuẩn bị tất cả các loại giấy tờ sau đây để hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
+ Cần chuẩn bị hai tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04 nhh Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
+ Cần có 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau, trừ mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai;
+ Trong trường hợp ủy quyền để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu thì cần chuẩn bị
+ Các tài liệu chứng minh về quyền đăng ký nếu công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác;
+ Nếu có cơ sở chứng minh được quyền ưu tiên thì cần có tài liệu chứng minh quyền này;
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí cũng sẽ cần chuẩn bị đối với trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ;
– Hồ sơ sau khi đã được chuẩn bị đầy đủ thì sẽ tiến hành nộp tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của cục
– So sánh về thời gian thực hiện việc đăng ký tác phẩm mỹ thật ứng dụng thì văn phòng công chứng có thể sẽ hoàn tất việc đăng ký nhãn hiệu trong thời gian kéo dài từ 18 đến 24 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ có mức phí, lệ phí sẽ giao động từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Với những nội dung phân tích nêu trên, logo của văn phòng công chứng có thể được đăng ký dưới 2 hình thức và để hoàn tất thủ tục việc đăng ký logo đầy đủ và chính xác những giấy tờ đã phân tích nêu trên để thời gian giải quyết diễn ra theo đúng trình tự.
3. Những rủi ro mà văn phòng công chứng phải đối mặt đối với việc không đăng ký logo:
Bảo hộ thương hiệu hay là đăng ký bảo hộ thương hiệu logo là thủ tục hành chính để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu nhãn hiệu. Hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp khách hàng phân biệt giữa các thương hiệu với nhau, tránh sự trùng lặp. Mặc dù chưa có quy định cụ thể bắt buộc công ty phải tiến hành đăng ký logo tuy nhiên những rủi ro mà công ty có thể đối mặt nếu không đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể kể đến một số lý do sau:
– Thứ nhất, có thể bị sao chép thương hiệu: Việc Văn phòng công chứng không có động thái để bảo vệ thương hiệu của mình thì những doanh nghiệp hoặc công ty khác hoàn toàn có thể sử dụng hoặc sao chép tên thương hiệu hoặc logo của công ty. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp đối với dịch vụ của công ty đối thủ;
– Thứ hai, công ty có thể đối mặt với những rủi ro về mất danh tiếng thương hiệu khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong khi đó, danh tiếng uy tín trong quá trình cung cấp dịch vụ là một trong những yếu tố luôn được đề cao, việc logo của công ty bị lợi dụng để cung cấp sản phẩm dịch vụ kém chất lượng thì có thể gây nguy hại đến danh tiếng dẫn đến việc mất mát phải thu nhập và nguồn khách hàng;
– Thứ ba, có thể đối mặt với vấn đề rủi ro về pháp lý: Nếu trong trường hợp xảy ra những tranh chấp thì phải chứng minh quyền sở hữu thương hiệu là một trong những yếu tố bắt buộc phải diễn ra. Nếu không đăng ký thương hiệu thì việc chứng minh diễn ra vô cùng phức tạp và khó khăn bởi vì không có bằng chứng cụ thể;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2017 Luật công chứng;
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ.