Điều kiện, thủ tục đăng ký kết hôn lại? Trình tự thủ tục cấp lại giấy đăng ký kết hôn? Thủ tục và các giấy tờ cần thiết để đăng ký lại kết hôn quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Có thể nói theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, dấu mốc đánh dấu cho việc nam nữ tiến đến quan hệ hôn nhân chính là tổ chức đám cưới. Tuy nhiên xét trên phương diện pháp lý, chỉ có đám cưới thôi chưa đủ, việc nam nữ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn mới là sự kiện pháp lý quan trọng đánh dấu cho mối quan hệ vợ chồng hợp pháp và được pháp luật bảo hộ.
Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp chính là minh chứng, là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân xác nhận một người nằm trong trình trạng hôn nhân, là cơ sở phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ giữa người nam và người nữ với vai trò là người chồng và người vợ. Đồng thời, đây cũng là loại giấy tờ phục vụ cho những giao dịch dân sự phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng.
Tuy nhiên, trên thực tế vì những nguyên nhân khác nhau, nhiều người đã đánh mất giấy chứng nhận kết hôn gây khó khăn cho những hoạt động này. Về nguyên tắc, khi mất Giấy chứng nhận kết hôn, cá nhân phải đến cơ quan có thẩm quyền để cấp lại bản trích lục từ sổ gốc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sổ gốc không còn thì buộc cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn theo đúng quy định.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện đăng ký lại kết hôn:
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cá nhân thực hiện đăng ký lại kết hôn khi có các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, việc kết hôn của cá nhân đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Thứ nhất, việc kết hôn của cá nhân đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Thứ ba, cá nhân chỉ thực hiện đăng ký lại kết hôn khi có đầy đủ bản sao các loại giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại kết hôn theo quy định
Thứ tư, việc đăng ký lại kết hôn chỉ được thực hiện nếu tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cá nhân yêu cầu đăng ký còn sống.
2. Thẩm quyền đăng ký lại kết hôn:
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn được xác định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây cá nhân đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân có yêu cầu đăng ký lại kết hôn đang thường trú
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký lại kết hôn
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cá nhân có yêu cầu đăng ký lại kết hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai về đăng ký lại kết hôn theo mẫu quy định
– Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
Thứ hai, cá nhân đăng ký lại kết hôn theo trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CPnhư sau:
Bước 1: Cá nhân có yêu cầu nộp đủ hồ sơ theo quy định đến Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền
Bước 2:Công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ theo quy định:
– Trường hợp 1: Nếu nơi thực hiện thủ tục là Ủy ban nhân dân cấp xã trước đây đã đăng ký kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác minh hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn trong thời hạn 5 ngày làm việc
– Trường hợp 2: Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi thường trú của người yêu cầu, không phải nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch cần thực hiện các công việc sau để xác minh hồ sơ:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
+ Công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật
Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:
– Vợ, chồng cùng có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang thực hiện thủ tục để đăng ký lại kết hôn theo quy định.
– Công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc đăng ký kết hôn lại vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
– Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn;
– Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Lưu ý:
– Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch.
– Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
4. Thủ tục đăng ký lại kết hôn khi mất đăng ký kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Vợ chồng tôi đã cưới nhau từ những năm 1990 có đăng ký kết hôn tại xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, hiện nay tôi đang thường trú ở Nông Cống, Thanh Hóa. Tuy nhiên đến nay khi cần làm thủ tục tặng cho đất cho con trai mới phát hiện bị mất giấy chứng nhận kết hôn tôi đã liên hệ về Thường Tín để xin trích lục lại giấy chứng nhận kết hôn nhưng lại được trả lời là không còn sổ gốc và yêu cầu tôi làm thủ tục đăng ký lại kết hôn. Vậy xin luật sư giải đáp cho tôi, tôi có bắt buộc phải về Thường Tín để thực hiện không? Tôi cần phải có những giấy tờ gì và thực hiện thủ tục này như thế nào? Và chỉ có tôi đi thực hiện thì có làm được không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền như sau:
“Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.“
Như theo quy định ở trên, pháp luật cho phép việc thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi thường trú hiện tại. Do đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nơi thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn cho mình là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang thường trú tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chứ không bắt buộc phải về Thường Tín nơi đã đăng ký trước đây.
Về hồ sơ phải nộp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn”.
Sau khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn lựa chọn, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ thực hiện việc đăng ký lại kết hôn cho vợ chồng bạn theo trình tự quy định tại Khoản 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này”
Bên cạnh đó, trong quy định này cũng xác định, sau khi công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hồ sơ của bạn đủ điều kiện sẽ tiến hành thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của
“Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn
…
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc”.
Như vậy, trong thủ tục này cần phải có cả hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận kết hôn. Do đó, bắt buộc phải có mặt của hai vợ chồng bạn mới có thể thực hiện được.