Thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã thành niên. Giấy tờ là cơ sở đăng ký lại khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã thành niên. Giấy tờ là cơ sở đăng ký lại khai sinh.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Mẹ tôi sinh năm 1930 tại Nam Định. Khi ấy, do hoàn cảnh chiến tranh, ông bà ngoại của tôi không có điều kiện để làm giấy khai sinh cho mẹ tôi. Đến năm 1954, mẹ tôi dắt chị cả của tôi (cũng được sinh ra ở Nam định) di cư vào miền Nam Việt Nam sinh sống. Lúc vào Nam, Mẹ tôi không đi làm cho ai cả, kể cả nhà nước và tư nhân) mà chỉ làm nghề buôn bán tự do để sinh sống. Sau ngày 30/4/1975 và mãi về sau này, mẹ tôi chỉ ở nhà nội trợ và buôn bán tự do. Không lúc nào cần đến giấy khai sinh cả và thực tế là mẹ tôi chưa hề có giấy khai sinh. Tuy nhiên, hiện nay, do nộp đơn xin đi định cư ở nước ngoài, mẹ tôi cần phải nộp giấy khai sinh để hoàn tất thủ tục. Trong trường hợp như vậy, theo quy định pháp luật, mẹ tôi có thể đến Tòa Án của tỉnh/thành nơi đang cư ngụ để xin làm giấy "Thế Vì Khai Sinh" được không? Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
–Thông tư số
2. Luật sư tư vấn:
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành không còn quy định về việc đăng ký khai sinh quá hạn cho người thành niên, và cũng không còn quy định về việc cấp giấy "Thế vì khai sinh" để thực hiện đăng ký khai sinh quá hạn cho người chưa thành niên. Vì vậy, trong trường hợp này, mẹ của bạn chưa có giấy đăng ký khai sinh từ năm 1930 thì có thể là thủ tục đăng ký lại khai sinh theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định về hồ sơ để đăng ký lại khai sinh của mẹ bạn trong trường hợp này không có bản sao giấy khai sinh, bản chính giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh trước 1945 ở miền Bắc và trước 1975 ở miền Nam thì sử dụng các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây làm cơ sở xác định nội dung đăng ký:
+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
+ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
Đồng thời phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định có cam đoan của người yêu cầu.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.
Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh trong trường hơp của mẹ bạn là UBND cấp xã nơi thường trú thực hiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định Luật Hộ tịch 2014.
Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó.
Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên.