Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc trung ương.
Tóm tắt câu hỏi:
Mình có vấn đề sau mong bên bạn có thể hỗ trợ mình. Mình ở TP. HCM có đăng ký sổ KT3 năm 2012 hay 2013 gì đó, mình ko rõ( Vì sổ hiện giờ đang nằm ở phường mình đăng ký) và mới có gia hạn vào tháng 10/2015, nhưng bây giờ mình muốn chuyển thành hộ khẩu, vì mình mới xây nhà xong (Nhưng KT3 mình đăng ký ở Q. Tân Bình, TP.HCM, còn nhà mình xây ở Huyện Hóc Môn) mình muốn đăng ký hộ khẩu ở huyện Hóc Môn, vậy cần những thông tin gì ạ? Mình có ra phường đăng ký KT3 ở Q. Tân Bình. Ở phường yêu cầu điền thông tin vào: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. và thông báo mấy ngày sau ra lấy. Nhưng khi ra lấy thì ở Phường nói là mình đi vào tháng 11/2015 (Vì bên P có liên hệ với chủ hộ nơi mình đăng ký KT3, đó là nhà người quen của mình). Phường nói là, Phường xác nhận cho mình đi từ tháng 11/2015, nhưng còn nói thêm là chuyển về Hóc Môn thì vẫn chưa nhập đc hộ khẩu, muốn nhập được thì phải khai đi vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2016. Phường có 2 yêu cầu với mình: 1 đó là về Huyện Hóc Môn đăng ký mới sổ KT3, sau 1 năm sẽ đc nhập khẩu, 2 là: nếu muốn nhập khẩu gấp thì quay lại gặp bên phường. (Cái này có chung chi gì ko mình ko rõ) Mình muốn biết mình cần phải làm gì để chuyển đc KT3 về hóc môn và nhập khẩu ở Hóc môn. ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật cư trú 2006;
– Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013;
– Thông tư 35/2014/TT-BCA.
2. Luật sư tư vấn:
Điều 20 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
…”
Trong trường hợp của bạn, bạn đang muốn đăng ký thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương và trước đó, bạn đã đăng ký KT3 tại quận Tân Bình từ năm 2013 và mới gia hạn vào 10/2015, nghĩa là bạn đã đăng kí tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm này là đã được hơn 2 năm (Do thời hạn của sổ KT3 tối đa là 24 tháng). Bên cạnh đó, bạn đã xây xong nhà tại huyện Hóc Môn trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 trên, bạn đáp ứng đủ 2 điều kiện để đăng ký thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh đó là có chỗ ở hợp pháp và có thời gian tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh trên 2 năm.
Ngoài ra, điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương còn được hướng dẫ chi tiết tại Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
1. Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố trực thuộc trung ương từ một năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; từ hai năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó;
c) Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú liên tục được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an.”
Theo đó, tại quy định này thì bạn cần chú ý thêm khi tiến hành đăng ký thường trú đó là nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú và thời hạn tạm trú liên tục được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
Sau khi xác định được mình đã đủ điều kiện để đăng ký thường trú, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư
"1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
2. Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu).
3. Giấy chuyển hộ khẩu ( trong trường hợp này, vì ban sẽ nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại quận Tân Bình nhưng sẽ chuyển đến huyện Hóc Môn nên cần có giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2006)
4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Là một trong các loại giấy tờ sau (Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP):
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở qua các thời kỳ.
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó).
+ Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép).
+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán.
+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã.
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác.
+ Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
+ Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên.
+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của UBND cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật cư trú qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, thủ tục nêu trên, bạn nộp hồ sơ tại cơ quan công an huyện, quận, thị xã. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan này phải cấp sổ hộ khẩu cho bạn. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.