Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
Khi muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đảm bảo các điều kiện chuyển đổi. Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP thì đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
– Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
– Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
– Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì phải đảm bảo điều kiện theo Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP như sau:
– Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
– Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
– Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
Xem thêm: Quy định về hoạt động của Trạm khuyến nông
Khi đã thỏa mãn điều kiện trên, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cần thực hiện thủ tục sau để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
– Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gửi trực tiếp 1 đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BTNMT:
– Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào Đơn đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại Đơn cho người sử dụng đất.
– Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung đơn đăng ký.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Trường hợp không đồng ý cho chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do, theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.