Hiện nay, trước khi triển khai chương trình bao giờ cũng có đội ngũ lên ý tưởng thực hiện đề ra format chương trình. Vậy thủ tục đăng ký bản quyền Format chương trình truyền hình như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Bản quyền Format chương trình truyền hình có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không?
Format chương trình truyền hình được hiểu kịch bản lên kế hoạch ghi lại mọi chi tiết những yếu tố làm nên một chương trình gồm nhiều các khâu từ lúc lên kịch bản, tiến hành tổ chức,…
Thực tế có thể hiểu format chương trình được coi là tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, những đối tượng sau đây được bảo hộ quyền tác giả:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và những tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết.
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
+ Tác phẩm báo chí.
+ Tác phẩm âm nhạc.
+ Tác phẩm sân khấu.
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh).
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
+ Tác phẩm kiến trúc.
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Những tác phẩm phái sinh nếu như đáp ứng không gây phương hại đến quyền của tác giả tác phẩm thì sẽ được bảo hộ theo quy định.
Như vậy, format chương trình là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định.
Việc đăng ký bản quyền format chương trình có nghĩa là thực hiện tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu đối với format chương trình đó. Việc này thực hiện với mục đích nhằm tránh những trường hợp bị sao chép, ăn cắp ý tưởng hay sử dụng vì mục đích thương mại bất hợp pháp khác. Trường hợp muốn sử dụng hoặc sao chép các format chương trình đã được đăng ký bản quyền thì phải có sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu.
2. Hồ sơ, thủ tục đăng kí bản quyền Format chương trình truyền hình:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền Format chương trình truyền hình:
Cụ thể hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Mẫu số 01 và 02 theo
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao định hình đối tượng đăng ký liên quan.
– Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền).
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (trong trường hợp người nộp đơn được thừa kế, chuyển giao, kế thừa quyền đó).
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả).
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
– Bản sao giấy tờ tùy thân của tác giả của tác phẩm.
– Bản sao đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm (trong trường hợp là pháp nhân).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả và văn phòng đại diện. Cụ thể địa chỉ như sau:
– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả: địa chỉ số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Thành phố Hà Nội.
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh: địa chỉ tại 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: địa chỉ tại 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cục bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền format chương trình đối cho người nộp đơn trong thời gian từ 15 đến 30 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, hợp lệ.
Nếu như Cục bản quyền từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền format chương trình thì phải thông báo đến cho người nộp hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Lệ phí đăng ký bản quyền Format chương trình truyền hình:
Hiện nay, lệ phí đăng kí bản quyền tác giả được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC. Cụ thể mức thu như sau:
– Đối với tác phẩm viết: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác, tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nhiếp ảnh: mức lệ phí là 100.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Đối với tác phẩm tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: mức lệ phí là 300.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Đối với tác phẩm tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: mức lệ phí là 400.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Đối với tác phẩm tác phẩm phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: mức lệ phí là 500.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: mức lệ phí 600.00 đồng/hồ sơ đăng ký.
Như vậy, chiếu theo quy định trên, khi đăng ký Format chương trình truyền hình lệ phí là 100.000 đồng.
4. Mẫu đăng kí bản quyền Format chương trình truyền hình:
MẪU SỐ 01
(Ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL
Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hanh phúc
—————
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả
1. Người nộp tờ khai:
Họ và tên/Tên tổ chức:………
Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):……….
Sinh ngày:……tháng…….năm…………
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):………
Ngày cấp:……tại:……….
Địa chỉ:……..
Số điện thoại:…….Email…………
Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả):
2. Tác phẩm đăng ký:
Tên tác phẩm:………..
Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ………….
Ngày hoàn thành tác phẩm:……….
Công bố/chưa công bố:……….
Ngày công bố:………..
Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghì hình):……….
Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………Nước…………
Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):………..
3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:
Tên tác phẩm gốc:……….
Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………..
Tác giả của tác phẩm gốc:………. Quốc tịch:……
Chủ sở hữu tác phẩm gốc:………
(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ ” và nguồn thông tin:……….)
4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):
Họ và tên:……Quốc tịch……….
Bút danh:…………
Sinh ngày:………tháng…….năm………….
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu:…………
Ngày cấp:…….tại:………….
Địa chỉ:………..
Số điện thoại……….Email………..
5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):
Họ và tên/Tên tổ chức:…..Quốc tịch………..
Sinh ngày:…….tháng……năm………….
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………
Ngày cấp:…….tại:…………
Địa chỉ:…………
Số điện thoại……….Email…………
Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo
6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:……………
Cấp ngày…………..tháng………năm…………..
Tên tác phẩm:………..
Loại hình:………….
Tác giả:……….Quốc tịch…………..
Chủ sở hữu:…………Quốc tịch……………
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………….
Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:…………..
Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
………., ngày…..tháng……năm……… |
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ của Quốc hội, số 07/2022/QH15.