Hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng? Thủ tục công chứng thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng? Quy định về xác lập thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng? Các trường hợp cần lập thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng? Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận tài sản riêng?
Sau khi kết hôn, tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng được nhiều người quan tâm. Nhiều cặp vợ chồng muốn thỏa thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân để đảm bảo quyền lợi cho mình nhưng chưa biết thỏa thuận này làm sao để hợp pháp. Thỏa thuận tài sản riêng có phải công chứng hay không? Thủ tục công chứng thỏa thuận tài sản riêng, giấy tài sản riêng thực hiện như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
- 2 2. Thủ tục công chứng thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
- 3 3. Quy định về xác lập thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
- 4 4. Các trường hợp cần lập thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
- 5 5. Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận tài sản riêng:
1. Hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
Để thực hiện thủ tục công chứng văn bản cam kết thỏa thuận tài sản riêng, vợ chồng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Giấy tờ chứng minh nhân thân và các giấy tờ khác:
+ Chứng minh dân dân (hoặc các giấy tờ khác: Căn cước công dân, hộ chiếu,…).
+ Sổ hộ khẩu vợ chồng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng.
+ Văn bản thỏa thuận về việc tài sản là tài sản riêng của người vợ/chồng tự soạn thảo hoặc thuê dịch vụ soạn.
+ Giấy tờ khác chứng minh là tài sản riêng (nếu có).
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất;
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hiện trạng nhà ở;
+ Đăng ký xe ô tô;
+ Hợp đồng tặng cho tài sản;
+ Sổ tiết kiệm,…
2. Thủ tục công chứng thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
Thủ tục công chứng thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Người yêu cầu công chứng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn (Bản photo và bản gốc để đối chiếu) rồi nộp tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng, Công chứng viên sẽ tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra thông tin.
– Trường hợp người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo Văn bản thì nộp văn bản đó cho Công chứng viên. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của văn bản. Chữ viết trong
– Trường hợp người yêu cầu công chứng chưa soạn thảo văn bản, Công chứng viên soạn thảo văn bản dựa trên nội dung mà vợ chồng thỏa thuận trình bày và hẹn thời gian ký.
Bên cạnh đó, công chứng viên sẽ thực hiện kiểm tra lại hồ sơ đã tiếp nhận và các điều kiện công chứng. Trường hợp xét thấy hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ; Nếu thiếu giấy tờ sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.
Bước 3: Thẩm định nội dung.
Trường hợp công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay không phù hợp pháp luật thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu người yêu cầu không thực hiện được thì có quyền từ chối công chứng.
Công chứng viên kiểm tra lại văn bản xác nhận tài sản riêng có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức hay không. Trường hợp không phù hợp thì có thể yêu cầu sửa chữa điều chỉnh, nếu người yêu cầu không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối.
Bước 4: Ký văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng.
Trước khi ký, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, văn bản xác nhận, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của vợ chồng khi xác nhận tài sản riêng. Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của văn bản cam kết thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng (theo hướng dẫn). Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản thỏa thuận trong các trường hợp người yêu cầu công chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Thời điểm công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ, phút nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết. Các con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Công chứng viên sẽ ký, sau đó trả lại tất cả bản chính giấy tờ cho người yêu cầu công chứng và chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ tai phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng và trả hồ sơ cho người yêu cầu.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và nhận kết quả.
Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận văn bản cam kết thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.
Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc, với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc
3. Quy định về xác lập thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
Theo quy định tại Điều 47 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, vợ chồng được phép lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận trước khi kết hôn, bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong hôn nhân. Chế độ tài sản của hai vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực từ ngày đăng ký kết hôn. Theo đó, thỏa thuận về việc xác lập tài sản riêng của vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Thỏa thuận chia tài sản phải được xác lập trước khi kết hôn
– Thỏa thuận phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ tại điều 38
Về vấn đề thỏa thuận tài sản chung là tài sản riêng, hiện nay Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định cụ thể thỏa thuận tài sản riêng, mà chỉ quy định chung việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, vợ chồng có thể nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung theo thỏa thuận.
Khi vợ chồng thỏa thuận tài sản riêng cần phù hợp với quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội, cụ thể thỏa thuận đó phải:
– Không ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
– Không thỏa thuận những điều khoản nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản, trả nợ cho cá nhân hoặc tổ chức, nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước; khi đang phải thực hiện nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác liên quan, …
Do đó, dù không có quy định cụ thể nhưng nếu hai vợ, chồng thỏa thuận về tài sản riêng của vợ hoặc của chồng thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận tự nguyện, không bị đe dọa, ép buộc, nếu trái pháp luật, trái đạo đức sẽ bị vô hiệu.
4. Các trường hợp cần lập thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng:
Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, tài sản mà vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, tài sản hình thành từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng (Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014). Đối với trường hợp tài sản riêng từ việc tặng cho riêng, thừa kế riêng vợ, chồng thì xác định là tài sản riêng, nhưng với số tiền có được từ tài sản riêng đôi khi rất khó xác định trong thời kỳ hôn. Chính vì vậy, khi vợ, chồng dùng tài sản riêng đó để giao dịch mua đất trong thời kỳ hôn nhân và việc đứng tên riêng trên mảnh đất đó chỉ hợp pháp khi có sự đồng ý, thỏa thuận của hai vợ chồng để xác định tài sản riêng.
Hay trường hợp được tặng cho quyền sử dụng đất riêng cho vợ chồng nhưng khi thực hiện thủ tục sang tên nguồn gốc trên giấy chứng nhận lại thể hiện đất do chuyển nhượng trong thời kỳ hôn nhân hoặc nhiều cán bộ khi làm việc sai sót đã ghi cả tên vợ và chồng. Lúc này, hai vợ chồng bạn cần tiến hành lập văn bản cam kết thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng. Nếu không thỏa thuận tài sản riêng, thì với những trường hợp khó xác định, không đưa ra được căn cứ tài sản riêng thì sẽ được em là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng thường được lập trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên một người mà không ghi rõ nguồn gốc.
– Trường hợp là tài sản riêng nhưng vì một lý do nào đó trên Giấy chứng nhận không ghi chính xác nguồn gốc hình thành tài sản hoặc nhầm lẫn ghi tên cả hai vợ chồng.
– Trường hợp trước khi mua bất động sản mà vợ chồng muốn một người đứng ra khi giao dịch, ký hợp đồng, đứng tên, định đoạt tài sản đó hoặc muốn một người có quyền sở hữu riêng.
– Trường hợp trước khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà vợ chồng chỉ muốn nhà đất đó trở thành tài sản riêng của một người.
5. Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận tài sản riêng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39
– Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản đã thỏa thuận; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
– Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận tài sản riêng mà phải tuân theo hình thức nhất định về công chứng thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định, tức văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng.
– Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.