Hiện nay, pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư không có bất kỳ quy định nào cấm các doanh nghiệp thực hiện thủ tục chuyển đổi vốn vay thành vốn góp của doanh nghiệp, và đây là một trong những cách thức để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vậy thủ tục chuyển vốn vay thành vốn góp của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục chuyển vốn vay thành vốn góp của doanh nghiệp:
Chuyển vốn vay thành vốn góp của doanh nghiệp là một trong những hình thức tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Mặc dù không cấm, tuy nhiên pháp luật cũng không có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về quy trình chuyển đổi. Trên thực tế, thủ tục chuyển đổi vốn vay thành vốn góp của doanh nghiệp sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi khoản vay thành vốn góp cần phải xem xét tình hình pháp lý. Theo đó, các vấn đề pháp lý sau đây cần phải được lưu ý trước khi thực hiện thủ tục chuyển khoản vay thành vốn góp:
– Doanh nghiệp cần phải kiểm tra tính hợp pháp của
– Doanh nghiệp cần phải kiểm tra khoản vốn vay đã được chuyển vào tài khoản của công ty;
– Cần phải kiểm tra tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại công ty sau khi tăng vốn, sao cho đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định của pháp luật đối với những lĩnh vực đầu tư có giới hạn tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư trong doanh nghiệp;
– Cần phải kiểm tra những cam kết khác của doanh nghiệp để đảm bảo quá trình thực hiện thủ tục chuyển đổi tại cơ quan nhà nước được diễn ra một cách thuận lợi.
Bước 2: Sau khi nhận thấy các vấn đề pháp lý đã được đảm bảo, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để thực hiện thủ tục chuyển đổi khoản vay. Trước hết, cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên cơ sở điều chỉnh vốn đầu tư sẽ được thực hiện như sau:
– Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây: Văn bản đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo mẫu do pháp luật quy định, báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư của doanh nghiệp tính tới thời điểm doanh nghiệp đó đề nghị điều chỉnh, quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư dựa trên cơ sở chuyển khoản vay trở thành vốn góp của doanh nghiệp, quyết định công ty cho vay về việc thực hiện thủ tục chuyển đổi khoản vay trở thành vốn góp của doanh nghiệp, thỏa thuận chuyển khoản vay trở thành vốn góp của doanh nghiệp giữa hai công ty,
– Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời gian giải quyết trong giai đoạn này được xác định là 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Bước 3:
– Chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính. Thời gian giải quyết trong giai đoạn này được xác định là 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Thông báo hủy bỏ khoản vay với ngân hàng nhà nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 12/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo thay đổi khoản vay với ngân hàng nhà nước thông qua quy trình sau:
– Giấy tờ và tài liệu cần phải chuẩn bị bao gồm: Đơn đăng ký thay đổi khoản vay, ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về nội dung thay đổi khoản vay đối với trường hợp các khoản vay được bảo lãnh, các giấy tờ liên quan tới khoản vay của các bên;
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Ngân hàng nhà nước trong thời gian 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày các bên ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (trong trường hợp nội dung thay đổi không cần phải ký thỏa thuận);
– Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện thủ tục xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với khoản vay có kim ngạch trên 10.000.000 USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các khoản vay nước ngoài bằng đơn vị đồng Việt Nam. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước chi nhánh cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đôi bên đi vay đặt trụ sở chính sẽ thực hiện thủ tục xác nhận ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay có kim ngạch vay đến 10.000.000 USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
– Thời gian giải quyết trong trường hợp này là 12 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp bên đi vay lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, hoặc 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp bên đi vay lựa chọn hình thức nộp trực tiếp.
2. Có được chuyển khoản vay nước ngoài thành vốn góp cho doanh nghiệp được hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Thông tư 12/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có quy định cụ thể về các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Theo đó, các trường hợp trả nợ không cần phải thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bao gồm:
– Trả nợ dưới hình thức cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ cho bên cho vay;
– Trả nợ thông qua hoạt động bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận với nhau về việc chuyển đổi dư nợ trở thành cổ phần hoặc trở thành phần vốn góp trong bên đi vay;
– Trả nợ thông qua hình thức bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận với nhau về việc hoán đổi dư nợ vay trở thành cổ phần hoặc trở thành phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
– Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung hạn hoặc dài hạn thông qua hình thức thanh toán bù trừ với các khoản thu trực tiếp của bên cho vay;
– Trả nợ thông qua số tài khoản của bên đi vay mở tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản tại nước ngoài để thực hiện các khoản vay nước ngoài.
Theo đó, pháp luật hiện nay cho phép chuyển khoản vay trở thành vốn góp trong công ty thông qua các hình thức sau:
– Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận với nhau thực hiện thủ tục chuyển đổi dư nợ trở thành cổ phần hoặc trở thành phần vốn góp trong bên đi vay;
– Trả nợ thông qua hình thức bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận với nhau để thực hiện thủ tục hoán đổi dư nợ vay trở thành cổ phần hoặc trở thành phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay.
3. Những khoản vay nào cần phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 12/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệ, có quy định cụ thể về khoản vay phải thực hiện đăng ký. Theo đó, khoản vay cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với ngân hàng nhà nước bao gồm:
– Các khoản vay trung hạn, các khoản vay dài hạn nước ngoài;
– Các khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc, tuy nhiên tổng thời hạn của khoản vay đó được xác định là trên 12 tháng;
– Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn, tuy nhiên dư nợ gốc tại thời điểm tròn 12 tháng tính kể từ ngày rút vốn đầu tiên, ngoại trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính kể từ thời điểm tròn 12 tháng tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
Theo đó, các khoản vay trên đây bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký với Ngân hàng nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 12/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
– Thông tư 08/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
THAM KHẢO THÊM: