Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ được hưởng của người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà nghỉ việc. Hiện nay, nhiều lý do vì thay đổi chỗ ở, hay do nhu cầu khác mà người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp muốn chuyển chỗ hưởng khác.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ tại Điều 43
– Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
Lưu ý: đối với trường hợp người lao động làm việc ở nhiều công ty và kí kết, thực hiện hơn một hợp đồng lao động thì sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng mà người lao động giao kết đầu tiên
– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những đối tượng là:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định
Người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Và muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ phải đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động và điều kiện người lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: đáp ứng thời gian đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
– Nộp hồ sơ hưởng thất nghiệp đúng thời hạn theo quy định của pháp luật: trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động sẽ phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi địa phương người lao động có nhu cầu muốn nhận hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động chưa tìm được việc làm, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Chết
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x mbqtl
Trong đó:
– mbqtl: được hiểu là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Lưu ý: mức bình quân này đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định không quá 05 lần mức lương cơ sở; đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Mức lương này căn cứ được tính tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ dựa vào số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp:
– Người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng: được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp
– Sau đó, đóng đủ thêm 12 tháng sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tối đa là 12 tháng
2. Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định
– Sổ bảo hiểm xã hội (đầy đủ tờ bìa và tờ rời)
– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người lao động
– Giấy tờ xác minh về việc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc: cụ thể thông qua hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm (hay còn gọi là trung tâm giới thiệu việc làm) nơi bất kể địa phương nào nơi người lao động có nhu cầu hưởng và tạo sự thuận lợi nhất cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Thời gian nộp hồ sơ người lao động lưu ý là phải nộp trong vòng 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc
Bước 3: Trả kết quả:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, phía bên cán bộ trung tâm dịch vụ việc làm sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động
– Trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Bước 4: Tiến hành việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động:
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, bên tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
3. Thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp về quê:
Nếu trong trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một nơi, giờ về quê và muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp tại quê sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển nơi hưởng về quê. Điều kiện để được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp
Cụ thể quy trình chuyển như sau:
Bước 1: Người lao động chuẩn bị đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Nộp đơn tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động thì trung tâm dịch vụ việc làm sẽ phải làm hồ sơ để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Mẫu đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động
– Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp)
– Bản chụp quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có)
– Bản chụp các văn bản thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng (nếu có)’
– Các giấy tờ khác trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến:
Sau đó, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi sẽ phải thông báo lên Bảo hiểm xã hội tỉnh về việc chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Thời hạn là trong vòng 02 ngày làm việc
Bước 4: Hoàn tất thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp và thẻ bảo hiểm y tế:
4. Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động:
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động là mẫu số 10, được ban hành kèm theo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ………
Tên tôi là: ………..
Ngày tháng năm sinh : ……….
Số chứng minh nhân dân: ………
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:……
Số sổ BHXH:………
Nơi thường trú:………
Chỗ ở hiện nay:..…….
Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số ……….. ngày ………./………./………. của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố……….
Tổng số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:……tháng.
Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp:………tháng.
Nhưng vì lý do: ………
Tôi đề nghị quý Trung tâm chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh/thành phố………để tôi được tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định./.
…….., ngày ……. tháng ….. năm ……
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)