Công ty tôi đang là công ty TNHH hai thành viên, giờ công ty muốn chuyền sang công ty TNHH một thành viên thì cần phải làm thủ tục gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi đang là công ty TNHH hai thành viên, giờ công ty muốn chuyền sang công ty TNHH một thành viên thì cần phải làm thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Nghị định 139/2007/NÐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 thì:
“1. Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bằng cách:
a) Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc
b) Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc
c) Một người không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty.”
Căn cứ Nghị định 139/2007/NÐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ thì hồ sơ đăng ký chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên gồm:
1. Giấy đề nghị chuyển đổi ( theo mẫu);
2. Ðiều lệ công ty chuyển đổi
3. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hoặc thỏa thuận về việc nhận góp vốn đầu tư bằng phần vốn góp
4. Xuất trình bản chính và nộp bản sao GCN ÐKKD của doanh nghiệp;
5.1 Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật công ty theo quy định sau:
– Ðối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
– Ðối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
– Ðối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
5.2 Nếu chủ sở hữu là tổ chức, cần nộp thêm các loại giấy tờ sau:
– Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Ðiều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 5.1 của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
– Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh)
– Thời hạn cấp GCN ÐKKD là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Lưu ý:
1. Ðối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Ðối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
a) Ðối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Ðối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
c) Ðối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.