Việc chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu của nền nông nghiệp, vì lúa gạo là một trong những loại sản phẩm nông nghiệp chính ở nước ta hiện nay. Vậy thì, pháp luật quy định như thế nào về thủ tục này?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật đất đai năm 2013 thì đất trồng cây hằng năm cũng được xác định là loại đất nông nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các chủ thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, hoặc giao cho tổ chức để các chủ thể này thực hiện hoạt động sản xuất, mà chủ yếu là để trồng các loại cây hằng năm.
Nhìn chung thì nếu như một chủ thể nào đó đang sở hữu một thửa đất trồng lúa, thửa đất này có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hoàn toàn có quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm nếu như đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo như phân tích ở phần dưới đây. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hoạt động chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm phải thực hiện theo thủ tục và trình tự phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 của
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm sẽ phải gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin chuyển mục đích sử dụng đất. Cụ thể cơ quan được xác định trong trường hợp này là Phòng tài nguyên và môi trường nơi có bất động sản muốn chuyển đổi mục đích sử dụng để giải quyết theo thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu theo quy định của các chủ thể. Trong trường hợp đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng xét thấy không hợp lệ, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng tài nguyên và môi trường phải hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân điều chỉnh và bổ sung đơn đăng ký đó phù hợp với quy định của pháp luật. Còn nếu trong trường hợp đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên đất trồng lúa hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp xã phường, thì trong thời gian 05 ngày làm việc, Phòng tài nguyên và môi trường cần phải lấy ý kiến “đồng ý cho chuyển đổi” và đóng dấu vào đơn đăng ký, ghi nhận vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất. Nếu Như không đồng ý với đơn yêu cầu chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản cho các chủ thể có yêu cầu trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Người sử dụng đất đến nhận kết quả cho phép chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm tại Phòng tài nguyên và môi trường.
Lưu ý, thời gian chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm phải phù hợp với quy định của pháp luật, hiện nay được ghi nhận là không quá 15 ngày, và không quá 25 ngày đối với các xã ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên chủ sở hữu đất cũng cần phải biết rằng, thời gian được nêu trên sẽ được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các chủ thể có nhu cầu và không tính thời gian của các ngày nghỉ trong tuần hoặc các ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tính thời gian mà chủ sử dụng đất phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, hoặc xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật đất đai.
3. Quy định về điều kiện chuyển đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 130/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác), có ghi nhận một số điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm, theo đó, để thực hiện thủ tục này thì các chủ thể cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:
– Trong quá trình chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm sẽ không được làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không được làm mất đi tính chất ban đầu của đất, không được gây ô nhiễm hoặc gây thoái hóa đất trồng lúa, không được làm hư hỏng các công trình giao thông hoặc các công trình phúc lợi nhằm phục vụ cho quá trình trồng lúa của người dân;
– Quá trình chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm sẽ phải phù hợp với kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm khác, phải đảm bảo tính công khai và minh bạch trên thực tế, không phân biệt đối xử trong mọi trường hợp giữa các chủ thể là người sử dụng đất với nhau;
– Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm phải được thực hiện theo vùng, nhằm mục đích hình thành nên một vùng sản xuất tập trung hoặc khai thác có hiệu quả các cơ sở hạ tầng sẵn có, phải phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, và phải phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương;
– Trong trường hợp đất trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản thì chỉ cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, bên cạnh đó thì độ sâu của mặt bằng hạ thấp cũng không được vượt quá 1.2m, khi xét thấy cần thiết thì phải phục hồi lại được mặt bằng để các chủ thể thực hiện quá trình trồng lúa trở lại.
4. Lệ phí chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm:
Trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hằng năm thì các chủ thể cần phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cụ thể là:
Số tiền thuế đất thổ cư cần phải nộp được xác định theo công thức như sau:
Số thuế cần nộp | = | Số thuế phát sinh | – | Số thuế được miễn giảm (nếu có) |
Trong đó thì số thuế phát sinh được xác định theo công thức như sau:
Số thuế phát sinh | = | Diện tích đất cần tính thuế | x | Giá 1m2 đất sử dụng | x | Thuế suất (%) |
Bên cạnh đó thì các chủ thể cần phải đóng thêm lệ phí địa chính. Lệ phí địa chính sẽ được xác định tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương khác nhau, và phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương khác, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mức thu sao cho phù hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
– Nghị định số 130/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.