Thủ tục chấm dứt hợp đồng vay ngân hàng trước kỳ hạn? Trả nợ trước hạn thì có phải đóng lãi cho cả kỳ hạn? Phí phạt trả nợ của các ngân hàng là bao nhiêu? Lý do trả nợ trước hạn mà vẫn bị phạt?
Hiện nay, vay tiền ngân hàng là phương thức không còn xa lạ với người dân. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi cá nhân, tổ chức khác nhau mà mức vay và kỳ hạn vay với ngân hàng sẽ khác nhau. Nhiều trường hợp người dân muốn chấm dứt hợp đồng vay tiền ngân hàng trước kỳ hạn nhưng phải đóng thêm nhiều khoản phí, chi phí bất hợp lý và trình tự chấm dứt còn chưa rõ ràng. Vậy thủ tục chấm dứt hợp đồng vay tiền ngân hàng trước kỳ hạn được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục chấm dứt hợp đồng vay ngân hàng trước kỳ hạn:
Khi bên vay muốn chấm dứt hợp đồng trước kỳ hạn đã thỏa thuận với ngân hàng thì thủ tục cần thực hiện như sau:
Bước 1: Các bên trong hợp đồng có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
Kiểm tra lại hợp đồng vay với ngân hàng để xác định lại có điều khoản thỏa thuận các bên khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay không. Theo đó, việc
Bước 2: Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi bên vay trong hợp đồng có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước hạn thì dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng và các điều khoản để làm căn cứ chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đã giao kết, đặc biệt cần lưu ý các nội dung sau:
– Thứ nhất, gửi thông báo chấm dứt hợp đồng trước hạn theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.
– Thứ hai, hai bên đối chiếu thông tin cá nhân các bên, xác nhận việc thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán của các bên và dựa vào đó 2 bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ liên quan
Khi bên vay đơn phương phương tự chấm dứt hợp đồng trước kỳ hạn thì ngân hàng nêu rõ cách thức giải quyết như bồi thường giá trị hợp đồng, thời hạn thực hiện trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.
Khi bên vay hoàn thành xong các khoản nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật đối với khoản vay thì biên bản thanh lý có hiệu lực kể từ ngày ký chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. các bên không có quyền, nghĩa vụ nào liên quan đến hợp đồng và thực hiện cam kết không khiếu nại đối với hợp đồng sau khi ký biên bản.
2. Trả nợ trước hạn thì có phải đóng lãi cho cả kỳ hạn?
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn thì thực hiện theo nội dung của Điều 470
– Bên cho vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý đối với trước hợp vay có kỳ hạn và không có lãi.
Thông thường khi vay ngân hàng thường là hình thức vay có kỳ hạn và có lãi, như vậy khi khách hàng vay có nhu cầu trả tiền trước kỳ hạn thì phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn đối với hợp đồng và trả thêm tiền phạt trước hạn với mức lãi suất đã quy định trước đó (theo từng thời kỳ). Khi hai bên đều chấp nhận, thực hiện thanh toán và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
3. Phí phạt trả nợ của các ngân hàng là bao nhiêu?
Phí phạt trả nợ trước hạn được hiểu là một khoản tiền phạt mà ngân hàng áp dụng đối với trường hợp người vay tất toán khoản vay sớm hơn thời hạn mà hai bên đã ký kết. Khoản phí trả nợ trước hạn được coi là khoản phạt khi bên vay không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng vay, mức phí tính dựa trên tổng số tiền mà khách hàng vay còn dư nợ.
Hiện nay, các ngân hàng sẽ có mức phí phạt khi trả sớm khác nhau. Ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 50 ngân hàng hoạt động tại các tỉnh thành phố, mỗi ngân hàng có mức phí phạt riêng, điều khoản chấm dứt trước kỳ hạn khác nhau, do đó mức phí trả nợ trước hạn của các ngân hàng cũng khác nhau. thông thường các khoản phạt nợ trước hạn được các ngân hàng áp dụng ở mức 1-5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn. Mức phạt cụ thể sẽ được quy định dựa trên thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay trong hợp đồng với nhau. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng áp dụng các khoản phạt khác. Công thức tính phí phạt nợ trước hạn được thực hiện như sau:
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước
Trong đó:
– Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Là mức phần trăm phí phạt sẽ bị phạt được ghi trong hợp đồng trước đó.
– Số tiền trả trước: Là số tiền khách hàng còn vay và giờ trả hết (số tiền còn nợ)
Thời gian áp dụng phí phạt cho các khoản vay tùy thuộc vào từng ngân hàng, có một số đơn vị cho vay có thời gian phạt thanh toán sớm kéo dài đến hết kỳ hạn vay tiền. Do đó, khi ký hợp đồng vay cần xem xét kỹ càng các điều khoản về phần lãi suất, phí phạt, quyền lợi bên vay,…trước khi ký tên để tránh phải thanh toán thêm các khoản phí phạt đáng tiếc.
Ví dụ: Anh A vay ngân hàng với hạn mức 300 triệu đồng, kỳ hạn trả góp 36 tháng, phí phạt trả nợ trước hạn là 5%, thời gian tất toán khoản vay trước kỳ hạn là 5 tháng, tổng dư nợ còn lại là 200 triệu đồng.
Như vậy, phí phạt trả nợ trước hạn đối với khoản vay của bạn sẽ được tính như sau: 5% x 200 triệu = 10 triệu đồng.
4. Mức phí phạt trả trước hạn của một số ngân hàng:
– Phí phạt trả trước hạn của Vietinbank:
+ Trả nợ trước hạn trong năm đầu 2% số tiền trả trước hạn;
+ Trả nợ trước hạn trong năm thứ hai 2% số tiền trả trước hạn;
+ Trả nợ trước hạn từ năm thứ ba 1,5% số tiền trả trước hạn;
+ Trả nợ trước hạn trong năm thứ tư 1% số tiền trả trước hạn;
+ Trả nợ trước hạn từ năm thứ năm 1% số tiền trả trước hạn.
– Phí phạt trả trước hạn của Techcombank:
+ Trả nợ trước hạn trong năm đầu 3% số tiền trả trước hạn;
+ Trả nợ trước hạn trong năm thứ hai 3% số tiền trả trước hạn;
+ Trả nợ trước hạn từ năm thứ ba 2% số tiền trả trước hạn.
– Phí phạt trước hạn của ngân hàng Agribank:
Hiện nay, ngân hàng Agribank là ngân hàng duy nhất có mức phí phạt trả nợ trước hạn 0%/năm, lãi suất này rất thấp so với các ngân hàng khác. Mức phí phạt đối với những khoản vay theo chương trình ưu đãi lãi suất thường là 1% – 2%.
5. Lý do trả nợ trước hạn mà vẫn bị phạt?
Mức phí phạt được thỏa thuận khi vay vốn và được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng vay. Vốn dĩ có mức phí phạt trả trước hạn mà khách hàng vay vốn tại ngân hàng phải chi trả bởi không thực hiện đúng cam kết như đã nêu trong hợp đồng vay bởi điều này gây ra những rắc rối cho ngân hàng.
Thứ nhất, ngân hàng thu phí trả nợ trước hạn là biện pháp cần thiết và phù hợp với thực tế kinh tế thị trường. Bởi vì ngân hàng phải cân đối nguồn vốn huy động của mình cả về lãi suất và kỳ hạn nhằm đáp ứng yêu cầu của khoản vay khi các ngân hàng thực hiện một
Thứ hai, các tổ chức tín dụng phải cân đối vốn huy động, lãi suất và kỳ hạn,.. nên mọi thay đổi và vấn đề phát sinh trong quá trình vay đều khiến hệ thống vận hành vốn có sự thay đổi, theo đó ngân hàng sẽ thu phí đối với khách hàng không thực hiện theo cam kết. Vì vậy thu phí đối phạt với khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong đó bao gồm cả những khách hàng trả nợ sớm hơn kỳ hạn là biện pháp cần thiết, bù đắp cho ngân hàng và tổ chức tài chính.
Thứ ba, việc thu phí phạt trước thời hạn để nâng cao trách nhiệm của người đi vay, bảo đảm lợi ích của người đi vay.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015