Trên thực tế, việc nhiều doanh nghiệp "đóng cửa" các chi nhánh do hoạt động không hiệu quả không còn là chuyện hiếm. Bài viết dưới đây trình bày chi tiết thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh mới nhất cho các doanh nghiệp tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp:
Mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp được hiểu là mã số gồm 13 chữ số và ký tự khác được doanh nghiệp cấp cho chi nhánh – đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh sử dụng dãy số thuế này để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thực hiện một hoặc toàn bộ công việc của doanh nghiệp, trong đó có cả nhiệm vụ, chức năng đại diện theo phạm vi ủy quyền. Bên cạnh đó, vì chi nhánh doanh nghiệp là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nên chi nhánh doanh nghiệp được cấp mã số thuế riêng, do đó, khi thuộc vào một trong những trường hợp dưới đây, chi nhánh doanh nghiệp cần phải làm thủ tục đóng mã số thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư số
Thứ nhất, chi nhánh của doanh nghiệp có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản (doanh nghiệp);
Thứ hai, chi nhánh của doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
Thứ ba, chi nhánh của doanh nghiệp bị buộc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật;
Như vậy, có thể thấy, ba trường hợp để chấm dứt hiệu lực của mã số thuế chi nhánh doanh nghiệp có chung bản chất là gắn liền với hoạt động chấm dứt hoạt động kinh doanh của chi nhánh doanh nghiệp. Do đó, khi chi nhánh doanh nghiệp thuộc vào một trong ba trường hợp nêu trên, chi nhánh doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục chấm dứt hiệu lực của mã số thuế chi nhánh theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp:
Theo quy định tại Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn về đăng ký thuế, chi nhánh, người đại diện của chi nhánh doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh doanh nghiệp gồm một số giấy tờ sau:
Thứ nhất, Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp (Văn bản này được được quy định tại mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn về đăng ký thuế);
Thứ hai, Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc) hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế chi nhánh của doanh nghiệp;
Thứ ba, Quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp hoặc Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền (Bản sao không yêu cầu có chứng thực);
Thứ tư, Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp có liên quan đến xuất nhập khẩu;
Thứ năm, Các văn bản, giấy tờ khác nếu có (như Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho cá nhân khác đi nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp,…);
3. Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp:
3.1. Tiến trình, thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp:
Khi chi nhánh doanh nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực của mã số thuế chi nhánh doanh nghiệp thì cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp tại mục 02 nêu trên, đại diện doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp quản lý của chi nhánh.
Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được bộ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp hợp lệ của chi nhánh đó, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo cho chi nhánh doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi cho chi nhánh doanh nghiệp/ doanh nghiệp (Văn bản thông báo được quy định theo mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn về đăng ký thuế).
Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ chuyển trạng thái hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp trên hệ thống thông tin đăng ký thuế thành NNT ngừng hoạt động những chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực Mã số thuế.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày chi nhánh doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế; cơ quan hải quan; hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của chi nhánh doanh nghiệp sang doanh nghiệp chủ quản. Cơ quan thuế ban hành Thông báo cho chi nhánh chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi cho chi nhánh. (Văn bản thông báo được quy định theo mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn về đăng ký thuế).
3.2. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh doanh nghiệp với cơ quan đăng ký doanh nghiệp khi chấm dứt hiệu lực của mã số thuế chi nhánh doanh nghiệp:
Như phân tích trên, sau khi thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thế chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần tiến hành gửi Thông báo về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động đến Phòng đăng ký doanh nghiệp nơi đặt địa điểm hoạt động của chi nhánh. Gửi kèm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp phải có những giấy tờ sau:
Thứ nhất, Quyết định về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
Thứ hai, danh sách những chủ nợ và những khoản nợ chưa được chi nhánh doanh nghiệp thanh toán, trong đó cần chú ý đến cả tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, danh sách người lao động làm việc cho chi nhánh doanh nghiệp và quyền và lợi ich tương ứng của họ khi chi nhánh doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
Thứ tư, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp;
Thứ năm, con dấu của chi nhánh trong trường hợp chi nhánh doanh nghiệp có sử dụng con dấu;
Thứ sáu, những giấy tờ liên quan khác (nếu có);
Kể từ ngày nhận đầy đủ bộ hồ sơ của doanh nghiệp nộp có các giấy tờ nêu trên, Phòng Đăng ký kinh doanh phải giải quyết hồ sơ đó trong thời hạn là 05 ngày làm việc. Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký kinh doanh phải tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Sau khi thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của mã số thuế chi nhanh doanh nghiệp, doanh nghiệp đã chấm dứt mã số thuế của chi nhánh mà chi nhánh vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo mã số thuế của doanh nghiệp (doanh nghiệp chủ quản) đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp, vi phạm quy định của pháp luật. Do đó, các chi nhánh doanh nghiệp cần lưu ý quy định này để tránh bị cơ quan quản lý Nhà nước xử phạt về hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng mã số thuế. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp sau khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, chi nhánh doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động thì chi nhánh doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế mới hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động mới.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý Thuế năm 2019 số 38/2019/QH14;
– Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 6 năm 2016 Quy định hướng dẫn về đăng ký thuế;
– Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;