Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động đăng ký hành nghề, và cấp lại thẻ công chứng viên cho công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục cấp lại thẻ công chứng viên do bị mất mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp lại thẻ công chứng viên do bị mất mới nhất:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc mang theo thẻ công chứng viên trong quá trình hành nghề công chứng là nghĩa vụ và trách nhiệm của công chứng viên. Nếu như công chứng viên không có thẻ hành nghề công chứng thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
– Không đánh đầy đủ số thứ tự theo từng trang trong các văn bản công chứng có số lượng từ 02 trang trở lên;
– Công chứng hợp đồng, công chứng giao dịch trong trường hợp phiếu yêu cầu công chứng không đáp ứng đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
– Không mang theo thẻ hành nghề công chứng trong quá trình hành nghề công chứng viên theo quy định của pháp luật;
– Tham gia không đầy đủ nghĩa vụ hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, việc mang theo thẻ công chứng viên trong quá trình hành nghề công chứng là nghĩa vụ của bất kỳ công chứng viên nào. Tất cả công chứng viên đều phải tuân thủ nghĩa vụ mang theo thẻ công chứng trong quá trình hành nghề công chứng viên. Nếu có hành vi vi phạm, tức là không mang theo thẻ công chứng viên bị bất cứ lý do nào, có thể bị hỏng hoặc bị mất thẻ công chứng viên thì công chứng viên đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Vì vậy để tránh hành vi vi phạm quy định của pháp luật, khi bị mất thẻ công chứng viên, cần phải thực hiện thủ tục cấp lại thẻ công chứng viên.
Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cấp lại thẻ công chứng viên do bị mất. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng, trình tự và thủ tục cấp lại thẻ công chứng viên do bị mất sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Công chứng viên khi bị mất thẻ công chứng viên sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật để đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên. Thành phần hồ sơ trong trường hợp yêu cầu cấp lại thẻ công chứng viên do bị mất sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
– Giấy đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên theo mẫu do pháp luật quy định;
– 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm, tuy nhiên ảnh chân dung đó vẫn đang trong thời hạn không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ đề nghị xin cấp lại thẻ công chứng viên do bị mất;
– Thẻ công chứng viên đang sử dụng trong trường hợp thẻ công chứng viên bị hỏng.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị các loại tài liệu và giấy tờ phù hợp với quy định của pháp luật, công chứng viên sẽ nộp hồ sơ đề nghị xin cấp lại thẻ công chứng viên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở tư pháp nơi công chứng viên thực hiện hoạt động đăng ký hành nghề công chứng. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính.
Bước 3: Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ ghi vào sổ thụ lý và đưa giấy hẹn trả kết quả. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động cấp lại thẻ công chứng viên cho người một hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 4: Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thẻ công chứng viên cấp lại sẽ được giữ nguyên số thẻ đã được cấp trước đó.
2. Bị mất thẻ công chứng viên thì có được cấp lại thẻ công chứng viên không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về thẻ công chứng viên. Cụ thể như sau:
– Thẻ công chứng viên được xem xét là căn cứ chứng minh cho tôi cách hành nghề công chứng của các chủ thể được xác định là công chứng viên được bổ nhiệm bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công chứng viên bắt buộc phải mang theo thẻ công chứng viên trong quá trình hành nghề công chứng;
– Công chứng viên sẽ được quyền cấp lại thẻ công chứng viên trong trường hợp công chứng viên đã được cấp trước đó bị mất hoặc bị hỏng. Thẻ công chứng viên sẽ bị thu hồi trong trường hợp công chứng viên đó bị miễn nhiệm hoặc bị xóa đăng ký hành nghề công chứng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bộ trưởng Bộ tư pháp là chủ thể có thẩm quyền quy định chi tiết về mẫu thẻ công chứng viên, quy định cụ thể về thủ tục tiến hành hoạt động đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi thẻ công chứng viên.
Theo đó thì có thể nói, căn cứ theo quy định nêu trên, công chứng viên sẽ được quyền cấp lại thẻ công chứng viên trong trường hợp thẻ công chứng viên bị mất hoặc bị hỏng. Trình tự và thủ tục cấp lại thẻ công chứng viên do bị mất sẽ cần phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.
3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên. Theo đó, công chứng viên có một số quyền cơ bản như sau:
– Được pháp luật bảo đảm trong quá trình hành nghề công chứng;
– Tham gia thành lập văn phòng công chứng hoặc tham gia làm việc theo chế độ hợp đồng trong các tổ chức hành nghề công chứng;
– Được thực hiện hoạt động công chứng hợp đồng, công chứng giao dịch, công chứng bản dịch theo quy định của pháp luật về công chứng;
– Đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin và đầy đủ các loại tài liệu giấy tờ để thực hiện thủ tục công chứng;
– Từ chối công chứng đối với các loại hợp đồng, giao dịch, bản dịch có hành vi vi phạm pháp luật và có nội dung trái đạo đức xã hội;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật về công chứng và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, công chứng viên cũng có một số nghĩa vụ cơ bản sau:
– Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc hành nghề công chứng;
– Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng duy nhất;
– Cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
– Giải thích cho người yêu cầu công chứng nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, lợi ích hợp pháp khi họ yêu cầu công chứng phải ý nghĩa của việc công chứng, hậu quả của việc công chứng, trong trường hợp yêu cầu công chuẩn bị từ chối thì cần phải nêu rõ lý do chính đáng;
– Giữ kín bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được những người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản và pháp luật có quy định khác, hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
– Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định của pháp luật;
– Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu công chứng về bản công chứng của mình, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình hoạt động của văn phòng công chứng mà họ là công chứng viên hợp doanh;
– Tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên;
– Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu sự quản lý của các tổ chức hành nghề công chứng, chịu sự quản lý của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
– Một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.