Trong suốt những năm vừa qua, chính phủ Việt Nam đã không ngừng đưa ra nhiều chính sách thu hút dòng vốn đầu tư của nước ngoài, tuy nhiên để có thể đầu tư tại Việt Nam thì các nhà đầu tư cần phải thực hiện thủ tục hành chính xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dưới đây là quy trình cấp lại, hiệu đính thông tin giấy chứng nhận đầu tư có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp lại, hiệu đính thông tin giấy chứng nhận đầu tư:
Trước hết phải giấy chứng nhận đầu tư là một trong những văn bản vô cùng quan trọng. Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam thì thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một trong những thủ tục hành chính không thể thiếu của các nhà đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dựa trên một số điều kiện do pháp luật quy định, yêu cầu các nhà đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ. Dựa trên mục đích đầu tư ban đầu để có thể cấp giấy chứng nhận đầu tư sao cho phù hợp với từng loại hình dự án. Chỉ khi các cá nhân và doanh nghiệp thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến dự án đầu tư thì cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư để điều chỉnh sao cho chính xác với dự án mà các tổ chức, cá nhân đang thực hiện.
Tuy nhiên không phải dự án nào cũng cần xin giấy phép và giấy chứng nhận đầu tư. Trong một số trường hợp đặc biệt, các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ không cần phải tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay, những trường hợp được miễn cấp giấy chứng nhận đầu tư đang được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022, trong đó bao gồm các loại hình dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong nước.
Có thể nói, các dự án đầu tư có vốn nước ngoài bắt buộc phải tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư. Điều này giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng quản lý đối với các hoạt động kinh doanh và các nguồn vốn từ nước ngoài được đưa vào Việt Nam. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận đầu tư sẽ tạo ra niềm tin và tạo ra sự an tâm hơn cho các nhà đầu tư trong quá trình góp vốn vào dự án. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, các chủ đầu tư cần phải thực hiện thủ tục xin cấp lại và hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư. Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT, quy trình cấp lại và hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính cấp lại và hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm văn bản đề nghị cấp lại hoặc hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây được xem là một trong những giai đoạn vô cùng cần thiết và quan trọng khi thực hiện thủ tục hành chính. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Sở kế hoạch và Đầu tư. Có nhiều hình thức nộp hồ sơ khác nhau. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền phải nộp thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sau khi các nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cấp lại hoặc hiệu đính đối với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Sở kế hoạch và Đầu tư theo thẩm quyền, thì cần phải tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ ra văn bản tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu thì sẽ phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp.
Bước 3: Sở kế hoạch và đầu tư cấp lại, hiệu chỉnh đối với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thành phần hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện thủ tục hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đó trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, có thể kể đến một số trường hợp cần phải thực hiện thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng;
-
Thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chưa chính xác so với thông tin đăng ký trên thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được xem là một văn bản quan trọng, đó có thể là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận đầy đủ thông tin đăng ký của các chủ đầu tư và dự án đầu tư. Nhìn chung, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được xem là loại giấy tờ mang ý nghĩa cho phép các nhà đầu tư cá nhân hoặc các nhà đầu tư tổ chức có thể đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về nội dung bên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ bao gồm các vấn đề cơ bản như sau:
-
Tên loại hình dự án đầu tư;
-
Các nhà đầu tư;
-
Mã số dự án đầu tư;
-
Quy mô dự án đầu tư, mục tiêu dự án đầu tư;
-
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng cho dự án đầu tư;
-
Vốn đầu tư của các dự án đầu tư, trong đó có vốn góp của các nhà đầu tư và vốn huy động;
-
Thời hạn hoạt động của các dự án đầu tư;
-
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Trong đó bao gồm tiến độ huy động vốn, tiến độ huy động các nguồn vốn khác, tiến độ thực hiện mục tiêu hoạt động chủ yếu của các loại hình dự án đầu tư, trong trường hợp dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau thì bắt buộc phải quy định cụ thể tiến độ của từng giai đoạn dự án đầu tư đó;
-
Hình thức ưu đãi đầu tư, mức hỗ trợ đầu tư, căn cứ áp dụng, điều kiện áp dụng;
-
Các điều kiện đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
3. Trường hợp nào cần phải thực hiện giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, các trường học cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các trường hợp sau:
-
Các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài;
-
Các loại hình dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022.
Bên cạnh đó, trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ bao gồm:
-
Loại hình dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong nước;
-
Loại hình dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
-
Đầu tư theo hình thức góp vốn, theo hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế.
Đồng thời, đối với các loại hình dự án đầu tư căn cứ theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022, các nhà đầu tư trong nước và các tổ chức kinh tế cần phải triển khai thực hiện dự án đầu tư ngay sau khi nhận được văn bản chấp nhận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền. Các nhà đầu tư cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
– Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: