Việc thực hiện xác nhận cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Khi chủ đầu tư, chủ các cơ sở thực hiện dự án hoặc tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh thì phải đảm bảo vệ bảo vệ môi trường và tránh ô nhiễm môi trường thì phải làm thủ tục cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm kế hoạch bảo vệ môi trường
- 2 2. Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- 3 3. Trình tự thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
- 4 4. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
- 5 5. Thời điểm thực hiện thủ tục hành chính
- 6 6. Thời hạn giải quyết
- 7 7. Thẩm quyền cấp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Khái niệm kế hoạch bảo vệ môi trường
Có thể hiểu kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa các doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào các điều kiện tự nhiên và kỹ thuật cụ thể của dự án để đề xuất các giải pháp giảm thiểu bao gồm quản lý và kỹ thuật nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cục về khí thải, nước thải từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện bảo vệ môi trường.
2. Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại
+ Thông thường thì các dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Các dự án, phương án còn lại thuộc đối tượng không thuộc quy định trên được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì nội dung chủ yếu của kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm có hai phần: phần thứ nhất là phần thuyết minh có các nội dung quy định
+ Hiện nay đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới thì cũng thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Các chủ dự án, chủ cơ sở phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trong những trường hợp các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện các dự án của mình
3. Trình tự thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
* Bước 1: Cá nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung làm hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
* Bước 2: Trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường.
– Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ theo mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
– Trường hợp chấp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho chủ dự án và gửi bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
* Bước 3: Tổ chức, công dân nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường
4. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm những giấy tờ như sau:
+Chủ cơ sở, chủ dự án nộp 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Khi đăng ký kế hoạch bảo vệ mội trường thì chủ cơ sở và chủ dự án nộp 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành do cơ quan của nhà nước ban hành theo mẫu quy định.
+ Ngoài ra khi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì nộp thêm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
5. Thời điểm thực hiện thủ tục hành chính
Theo quy định tại
– Theo quy định của pháp luật thì khi các chủ cơ sở và các chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
– Chủ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc có các hạng mục xây dựng công trình đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi xin cấp Giấy phép xây dựng;
– Chủ các dự án đầu tư khác đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi khởi công dự án.
6. Thời hạn giải quyết
– Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của người nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ cơ sở, chủ dự án theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm quyền cấp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của sở tài nguyên môi trường.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có dự án hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn được uỷ quyền.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.