Công việc bức xạ là một trong những công việc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các nhân viên tiến hành, vì vậy công việc này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý vô cùng chặt chẽ. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, trình tự và thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ được quy định cụ thể trong phần viết dưới đây. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các tổ chức và cá nhân sẽ nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ tại Bộ khoa học và công nghệ. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đột thông qua dịch vụ bưu chính, có thể nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ khoa học và công nghệ (ngoại trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia hoặc theo cơ chế một cửa ASEAN).
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ phải thông báo bằng văn bản, phí cần phải chi trả đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ, hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu nhận thấy còn sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, nhận đầy đủ phí theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ có nghĩa vụ tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong khoảng thời hạn như sau:
– 15 ngày đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh;
– 25 ngày đối với các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực y tế;
– 30 ngày đối với quá trình vận chuyển;
– 45 này đối với các công việc bức xạ khác.
Trong trường hợp không cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thì cơ quan có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
2. Thành phần hồ sơ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, có quy định về thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Theo đó, hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong trường hợp giấy tờ bị thất lạc thì phải có giấy xác nhận của các cơ quan ban hành, hoặc cần phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy tờ đó;
– Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn trong quá trình tiến hành công việc bức xạ theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên trực tiếp tiến hành công việc bức xạ. Trường hợp các gien trên này chưa có chứng chỉ thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp văn bằng, chứng chỉ nhân viên bức xạ căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, kèm với hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
– Bản sao của giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ trong quá trình hành nghề;
– Bản khai báo thiết bị bức xạ theo mẫu do pháp luật quy định. Trong trường hợp thiết bị bức xạ có gắn quên phóng xạ thì cần phải khai báo theo mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
– Bản sao tài liệu của các nhà sản xuất, trong đó có phản ánh đầy đủ thông tin về thiết bị bức xạ như trong phiếu khai báo. Trong trường hợp không có các loại giấy tờ, tài liệu của các nhà sản xuất về các thông tin này, các tổ chức và cá nhân đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ cần phải nộp kết quả xác định thông số kĩ thuật của các thiết bị;
– Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
– Bản sao biên bản kiểm sát, kế hoạch ứng phó sự cố.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, có quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
– Thông tin trong hồ sơ cần phải chính xác và trung thực. Các loại văn bằng và chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn thì phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận;
– Trường hợp bạn sao không có công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc được sao y từ bản gốc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thể yêu cầu các tổ chức và cá nhân xuất trình bản gốc để đối chiếu;
– Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ tại cùng một thời điểm thì chỉ cần nộp 01 bản sao cho tất cả các loại công việc bức xạ đó.
Theo đó thì có thể nói, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sẽ có những quy định chung như trên.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, có quy định về thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chính trị nhân viên bức xạ. Cụ thể như sau:
– Bộ khoa học và công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng thiết bị x-quang chuẩn đoán trong lĩnh vực y tế, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho những đối tượng được xác định là người phụ trách an toàn tại các cơ sở x-quang chuẩn đoán y tế hoạt động trên địa bàn cấp tỉnh.
Như vậy có thể nói, Bộ khoa học và công nghệ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ về việc sử dụng các thiết bị bức xạ, ngoại trừ thiết bị x-quang chuẩn đoán trong lĩnh vực y tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
– Thông tư 02/2022/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.