Trong thời kỳ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế trên biển cũng ngày càng được mở rộng. Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển là hình thức nuôi thủy sản từ khi thả giống đến khi thu hoạch đều được thực hiện ở biển. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển. Tùy thuộc vào từng chủ thể khác nhau, thủ tục cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển cũng sẽ được quy định tại các điều luật khác nhau. Cụ thể, thủ tục cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển hiện nay đang được quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Thứ nhất, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 37 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), cụ thể như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân Việt Nam sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, có tổ chức và cá nhân sẽ gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển hiện nay được quy định cụ thể như sau:
– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển được tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm kéo dài cho đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý của mình;
– Tổng cục thủy sản sẽ có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài phạm vi 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển tại các khu vực biển nằm trong và ngoài phạm vi 06 hải lý.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn 45 ngày được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật, sau đó xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, các đơn vị có liên quan, xem xét để cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo mẫu do pháp luật quy định cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam được hồ sơ. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 31.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, nếu nhận thấy các tổ chức và cá nhân Việt Nam đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Thứ hai, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản). Cụ thể như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang được xác định là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thành phần hồ sơ cấp phép nuôi trồng thuỷ sản đối với các chủ thể này cũng sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Có thể nộp hồ sơ theo nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong khoảng thời hạn 90 ngày được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tổ chức thẩm tra hồ sơ, tham mưu Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, xin ý kiến của các địa phương nơi có khu vực biển, xin ý kiến của hội nghề cá Việt Nam, hiệp hội nuôi biển, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng, Bộ ngoại giao, Bộ công an, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ công thương và Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ giao thông vận tải. Trong các trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tổ chức hoạt động kiểm tra và khảo sát thực tế tại các địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị xin cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
Bước 3: Sau khi tổng hợp và tiếp thu ý kiến của các bộ ban ngành có liên quan, trong trường hợp đồng ý thì sẽ cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển cho các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp không đồng ý thì sẽ cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
2. Hồ sơ cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Đơn đăng ký thành lập giấy phép đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 29.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản);
– Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 30.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản);
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản, bản cam kết về vấn đề bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định;
– Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các góc, điểm của khu vực biển đề nghị đầu tư nuôi trồng thủy sản.
3. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Luật thủy sản năm 2017 có quy định về thẩm quyền cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển. Cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm kéo dài cho đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý của mình;
– Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn nó cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nơi trồng thủy sản trên biển cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài phạm vi 06 hải lý, các khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong khu vực biển năm đồng thời vừa trong và ngoài 06 hải lý;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về việc cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật thủy sản năm 2017.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.