Trường hợp cây trồng có nguy cơ gãy đổ, gây nguy hiểm cho người dân nên cần phải tiến hành chặt hạ, dịch chuyển. Vậy khi đó, trình tự thủ tục để xin chặt hạ, dịch chuyển cây xanh được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
Căn cứ Điều 14
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Căn cứ khoản 4 Điều 14
Thứ nhất, đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
Thứ hai, sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần cấp giấy phép để chặt hạ, dịch chuyển;
Thứ ba, anh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần xin phép chặt hạ, dịch chuyển.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
– Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
Bước 3: Tiến hành thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép phải tiến hành thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
– Trong trường hợp thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình thì phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
– Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
– Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.
2. Điều kiện để cây xanh đô thị được chặt hạ, dịch chuyển:
– Các cây đạt điều kiện để tiến hành chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm: Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trước khi tiến hành phải có giấy phép bao gồm: Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn; Cây bóng mát trên đường phố; Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, các trường hợp phải tiến hành chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy thì được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là. Tuy nhiên, trước khi tiến hành chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
3. Quy định về cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị:
3.1. Đối với cây xanh trên đường phố:
Thứ nhất, đối với loại cây bóng mát trồng trên đường phố phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật và khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây;
Thứ hai, việc lựa chọn các hình thức bố trí cây, loại cây trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường phố, đặc thù của mỗi đô thị và phải bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tại các đảo giao thông việc bố trí các loại cây xanh phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông;
Thứ ba, cây xanh được trồng dưới đường dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật về điện lực;
Thứ tư, trên các tuyến đường phố đô thị cây bóng mát phải được đánh số cây để lập hồ sơ quản lý cây và định kỳ kiểm tra theo quy trình kỹ thuật quy định;
Thứ năm, trồng cây xanh không được che khuất biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu giao thông.
3.2. Đối với cây xanh trong công viên – vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác của đô thị:
Thứ nhất, cây xanh trồng trong công viên, vườn hoa, quảng trường, ven hồ nước, hai bên bờ sông và các khu vực công cộng khác của đô thị phải tuân thủ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa hoặc quy hoạch chi tiết đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Thứ hai, việc trồng, chăm sóc, bảo vệ dịch chuyển, chặt hạ cây xanh phải tuân thủ các quy định tại Điều 11, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định 64/2010/NĐ-CP.
Ngoài ra đối với các cây xanh sử dụng trong công cộng đô thị phải được đầu tư phát triển theo kế hoạch hàng năm của đô thị.
4. Trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị:
4.1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng:
Thứ nhất, thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị;
Thứ hai, tiến hành trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị;
Thứ ba, thực hiện hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Thứ tư, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
4.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Thứ nhất, thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
Thứ hai, ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
Thứ ba, căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương:
– Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
– Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;
– Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.
Thứ tư, tiến hành tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
4.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Thứ nhất, tiến hành tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, thực hiện ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.
Thứ ba, ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
Thứ tư, lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
Thứ năm, tổ chức chỉ đạo việc thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.
4.4. Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thứ nhất, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
Thứ hai, chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Thứ ba, xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Thứ tư, tiến hành tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.