Pháp luật Việt Nam có những quy định và luật pháp rất rõ ràng đối với các cá nhân/ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các nội dung liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm định Cột đo xăng dầu.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm định Cột đo xăng dầu:
Cơ sở sẽ tiến hành lập 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo thực hiện theo Mẫu 1. ĐKPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 15/2015/TT-BKHCN được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 08/2018/TT-BKHCN.
- Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu. Tài liệu trong đó phải nêu rõ: Nguyên lý hoạt động, sơ đồ thực hiện nguyên lý cấu trúc, hướng dẫn sử dụng; các kết cấu quan trọng nhằm ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí các cơ cấu đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí để dán tem, đóng dấu kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu có trên mẫu; vị trí cơ cấu hoặc tính năng kỹ thuật thực hiện ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu trong sử dụng (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng).
- Bộ ảnh màu của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này. Bộ ảnh trong đó gồm: Một (01) ảnh tổng thể của mẫu; các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt trên, mặt sau, mặt dưới (nếu có), bên phải, bên trái của mẫu; các ảnh chụp riêng đề phải thể hiện thông tin về ký mã hiệu, kiểu và đặc trưng đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; bảng mạch điện tử (nếu có), các phím vận hành; vị trí nhãn hàng hóa của mẫu, vị trí dán tem, dấu kiểm định; các vị trí niêm phong trên mẫu; các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu.
- Các ảnh đều phải cùng kích cỡ tối thiểu 100 mm x 150 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, được gắn hoặc in mẫu trên giấy khổ A4 đóng thành tập. Ảnh chụp phải thể hiện một cách rõ ràng, chính xác thông tin về đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu và bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã phê duyệt.
- Bản cam kết về chương trình phần mềm của phương tiện đo theo Mẫu 2. CKPM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng cho trường hợp phương tiện đo được vận hành, điều khiển theo chương trình phần mềm).
- Bộ hồ sơ liên quan đến kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
- Đối với trường hợp cơ sở có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu trong đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo, bộ hồ sơ gồm các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thử nghiệm theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
- Danh mục tài liệu về việc xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật để bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
- Trong thời hạn được xác định là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp trong hồ sơ có thực hiện đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu nhưng không đủ căn cứ được miễn, giảm, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở về việc phải thử nghiệm mẫu và/hoặc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu.
- Trong thời hạn được xác định là hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng cục, nếu cơ sở chưa đủ hồ sơ để bổ sung, cơ sở phải có văn bản gửi Tổng cục nêu rõ lý do và thời hạn hoàn thành.
- Việc xử lý hồ sơ sẽ chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trong thời hạn được xác định là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục ra quyết định phê duyệt mẫu theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này và cấp giấy chứng nhận kiểm định cân cột đo xăng dầu hoặc nếu từ chối thì Tổng cục phải nêu rõ lý do.
2. Thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 08/2018/TT-BKHCN) quy định thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:
(1) Cột đo xăng dầu sẽ được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Các bộ phận, chi tiết và chức năng của cột đo xăng dầu phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt; đối với trường hợp kiểm định lần đầu tiên trước khi đưa vào sử dụng, các bộ phận, chi tiết của cột đo xăng dầu phải bảo đảm mới 100 %;
- Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu sẽ phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;
- Các cầu dao, thiết bị đóng ngắt nguồn điện của các cột đo xăng dầu trong cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ phải bảo đảm được đầy đủ các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ và chỉ được lắp đặt tại một vị trí.
- Vị trí lắp đặt này phải thực hiện một cách thuận tiện cho việc ra vào thực hiện việc đóng ngắt nguồn điện khi cần thiết; không được lắp đặt tại các vị trí kín đáo, khó tiếp cận. Nguồn cung cấp điện cho cột đo xăng dầu không được đóng ngắt bằng các phương tiện, thiết bị điều khiển từ xa;
- Các công tắc điều khiển liên quan tới mạch điều khiển của cột đo xăng dầu không được lắp đặt ra vị trí bên ngoài cột đo (trừ công tắc kết thúc quá trình cấp phát xăng dầu theo thiết kế của nhà sản xuất).
- Không được phép sử dụng các phương tiện, thiết bị (ví dụ như bộ điều khiển từ xa, điện thoại di động, máy tính,..) có thể tác động mà làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu;
- Đã được kiểm định thực hiện theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.
(2) Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sử dụng cột đo xăng dầu theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.
(3) Sai số kết quả khi thực hiện đo lượng xăng dầu không được vượt quá 1,5 lần giới hạn dương của sai số cho phép của phương tiện đo được sử dụng để bán xăng dầu. Kết quả đo lượng xăng dầu được xác định tại điều kiện đo thực tế.
(4) Có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1 L, 2 L, 5 L, 10 L và các ống đong chia độ có phạm vi đo phải được phù hợp để tự kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 5 Điều này. Các ca đong, bình đong phải được kiểm định ban đầu và không bị móp méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng.
(5) Xây dựng các kế hoạch và định kỳ thực hiện theo tháng thực hiện tự kiểm tra ít nhất một (01) lần đối với phương tiện đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm lượng xăng dầu trong bán lẻ cho khách hàng phù hợp với quy định tương ứng tại khoản 3 Điều này.
- Hồ sơ tiến hành thực hiện việc định kỳ tự kiểm tra phải được lưu giữ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho tới khi hoàn thành lần kiểm định tiếp theo của phương tiện đo.
(6) Khi phát hiện kết quả đo lượng xăng dầu mà không bảo đảm yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc trường hợp cột đo xăng dầu bị hư hỏng, phải nhanh chóng tiến hành hiệu chỉnh, sửa chữa, thay thế (sau đây viết tắt là sửa chữa) các chi tiết, bộ phận, chức năng (viết tắt là bộ phận) đã được niêm phong hoặc kẹp chì, thương nhân thực hiện biện pháp khắc phục như sau:
- Dừng việc sử dụng; tuyệt đối không được tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì của cột đo xăng dầu;
- Liên hệ và đề nghị bằng các văn bản (gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện, fax, thư điện tử) tới cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo hoặc các đơn vị, đại lý có giấy chứng nhận ủy quyền của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo (sau đây viết tắt là đơn vị, đại lý được cơ sở ủy quyền) để tiến hành sửa chữa các bộ phận này đồng thời gửi tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và tổ chức đã kiểm định phương tiện đo.
- Trong thời hạn được xác định là ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thương nhân, cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo phải đáp ứng đề nghị sửa chữa của thương nhân.
- Khi kết thúc quá trình sửa chữa, phải tiến hành lập biên bản sửa chữa cột đo xăng dầu giữa thương nhân và cá nhân trực tiếp thực hiện sửa chữa.
- Thực hiện việc kiểm định cột đo xăng dầu sau khi sửa chữa để đưa vào sử dụng.
- Biên bản sửa chữa được quy định tại Điểm c và Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo sau khi sửa chữa phải được lưu giữ tại địa điểm thuận tiện cho việc thanh tra, kiểm tra trong thời gian ít nhất mười hai (12) tháng sau khi cột đo xăng dầu này được kiểm định đạt yêu cầu theo quy định tại Điểm d Khoản này; bản sao Biên bản sửa chữa và Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo sau khi sửa chữa phải được gửi cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo;
- Trường hợp quá trình sửa chữa nếu có sự cải tiến, cải tạo làm thay đổi chương trình điều khiển hoặc đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu so với mẫu đã được phê duyệt thì phải thực hiện việc phê duyệt mẫu mới theo quy định.
(7) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, cột đo xăng dầu sẽ phải có thiết bị ghi, in kết quả đo để in và cung cấp kết quả đo cho khách hàng khi có yêu cầu. Thiết bị ghi, in kết quả đo phải bảo đảm các yêu cầu về đo lường.
3. Việc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu thực hiện theo nguyên tắc thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu như sau:
- Đối với trường hợp xăng dầu của thương nhân sản xuất, pha chế, thương nhân nhập khẩu mà thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học hiện hành (sau đây viết là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Đối với trường hợp xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân sản xuất, pha chế, thương nhân nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và bảo đảm chất lượng xăng dầu phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng khi lưu thông trên thị trường.
- Trách nhiệm đối với chất lượng xăng dầu trường hợp khi có khiếu nại, tranh chấp được xác định dựa trên các mẫu lưu tại từng khâu trong quá trình sản xuất, pha chế, nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông phân phối xăng dầu.
- Thương nhân kinh doanh xăng dầu sẽ phải chịu trách nhiệm về đo lường, chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc sở hữu của mình và liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
THAM KHẢO THÊM: