Hiện nay, trên thực tế xảy ra rất nhiều vụ hỏa hoạn dẫn đế hậu quả rất thương tâm. Do đó, pháp luật về phòng cháy chữa cháy quy định rất chặt chẽ các đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Dưới đây là thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC:
Mục lục bài viết
1. Đối tượng phải được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy:
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bao gồm:
– Người có chức danh chỉ huy chữa cháy.
– Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
– Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
– Đối tượng làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
– Đối tượng điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
– Đối tượng làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở theo quy định.
– Các thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Theo đó, nội dung huấn luyện gồm có:
+ Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.
+ Các phương pháp uyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
+ Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;….
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy gồm có:
– Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:
+ Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21).
+ Kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện.
– Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện:
+ Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22).
– Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
+ Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, hình thức nộp:
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa cơ quan có thẩm quyền.
– Nộp trực tuyến trên trang Cổng dịch vụ công.
– Nộp qua đường bưu điện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
Sau khi nhận được hồ sơ của cá nhân, tổ chức, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ:
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: tiếp nhận hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy chữa cháy hoặc ghi nội dung tiếp nhận để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện lại hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy chữa cháy hoặc ghi nội dung tiếp nhận để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Bước 4: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản: trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền.
– Cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ: trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công.
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản: trường hợp nộp hồ sơ quan dịch vụ bưu chính.
3. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC:
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định thời gian giải quyết thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy như sau:
– Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đề nghị Cơ quan Công an cấp Chứng nhận huấn luyện:
+ Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Thời gian là 05 ngày làm việc.
+ Nếu như không cấp chứng nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
– Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện:
+ Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu: thời gian là 14 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Nếu như không cấp chứng nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
– Thời hạn cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Nếu như không cấp chứng nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
4. Mẫu Đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện:
Mẫu số PC21
……(1)…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../…… | …….., ngày … tháng …. năm ……. |
ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Kính gửi: (3)……
Đơn vị: (2)………
Địa chỉ: ……
Điện thoại: ………
Căn cứ Điều 33 Nghị định số ……./2020/NĐ-CP ngày …. tháng….năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Từ ngày …… tháng ….. năm…. đến ngày …. tháng … năm ……, (2)…….. đã tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho (4)………. Địa điểm tổ chức: ………
Tổng số người được huấn luyện: ……… (có danh sách kèm theo).
(2)……đề nghị .(3)… tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ./.
Nơi nhận: | ………..(5)………. |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(3) Tên cơ quan Công an kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện;
(4) Đối tượng đã được huấn luyện;
(5) Chức vụ của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ
KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Công văn số: ……..ngày ….tháng…..năm…….. của (2)………..)
TT | Họ và tên | Năm sinh | Giới tính | CCCD/ CMND/ Hộ chiếu | Ngày cấp | Nơi làm việc/ Thường trú | Ghi chú | |
Nam | Nữ | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
. . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định số 50/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
THAM KHẢO THÊM: