Thủ tục cần đăng ký khi sản xuất nhang trừ muỗi. Hồ sơ đăng ký lưu hành chính thức đối với nhang trừ muỗi.
Thủ tục cần đăng ký khi sản xuất nhang trừ muỗi. Hồ sơ đăng ký lưu hành chính thức đối với nhang trừ muỗi.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về những thủ tục cần đăng ký khi sản xuất nhang trừ muỗi, tôi đã có giấy phép kinh doanh, còn cần đăng ký những gì để tôi bán được sản phẩm ra thị trường.Mong được tư vấn sớm .Thanks!?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Để có thể tiến hành bán sản phấm nhang trừ muỗi ra thị trường, bên cạnh việc được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm. Cụ thể, trong trường hợp của doanh nghiệp, sản phẩm nhang trừ muỗi thuộc loại hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
Hồ sơ đăng ký lưu hành chính thức đối với nhang trừ muỗi được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 29/2011/TT-BYT:
"1. Hồ sơ đăng ký lưu hành chính thức đối với các hóa chất, chế phẩm được sản xuất trong nước bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chính thức (Mẫu đơn số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên đăng ký;
c)
Giấy ủy quyền thực hiện việc đăng ký lưu hành đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.d) Kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoạt chất của hóa chất, chế phẩm;
đ) Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm (được bổ sung vào hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 Thông tư này);
e) Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của đơn vị sản xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Tài liệu kỹ thuật của hóa chất, chế phẩm đề nghị đăng ký (gồm các nội dung theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
h) Mẫu nhãn và nội dung mẫu nhãn chính thức đề nghị đăng ký lưu hành tại Việt Nam."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký lưu hành đối với sản phẩm của doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2011/TT-BYT, quy định về thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm:
"3. Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm không thuộc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này:
a) Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) có văn bản cho phép khảo nghiệm. Trường hợp không cho phép khảo nghiệm phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trong thời gian tối đa 12 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) có văn bản cho phép khảo nghiệm, đơn vị đăng ký phải nộp kết quả khảo nghiệm để bổ sung vào hồ sơ đăng ký lưu hành. Sau thời hạn nêu trên, đơn vị đăng ký không bổ sung kết quả khảo nghiệm, hồ sơ đã nộp không còn giá trị đăng ký lưu hành;
c) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm của đơn vị đăng ký để bổ sung vào hồ sơ, Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) phải:
– Cấp hoặc không cấp số đăng ký lưu hành. Trường hợp không cấp lại số đăng ký lưu hành phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do đối với hồ sơ đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm quy định tại khoản 1 Điều 6 và Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
– Văn bản đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung đăng ký lưu hành bổ sung. Trường hợp không đồng ý với nội dung đăng ký lưu hành bổ sung phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do đối với hồ sơ đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm quy định tại các điểm đ, e và g Khoản 2 Điều 6 Thông tư này"
Sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, doanh nghiệp của chị có thể tiến hành bán sản phẩm ra thị trường.