Trưng cầu ý dân, phiếu trưng cầu ý dân là gì? Trình tự, thủ tục bỏ phiếu trưng cầu ý dân được thực hiện như thế nào?
Trưng cầu ý dân, phiếu trưng cầu ý dân là gì? Trình tự, thủ tục bỏ phiếu trưng cầu ý dân được thực hiện như thế nào?
Trước hết, theo quy định tại Điều 3 Luật trưng cầu ý dân 2015 thì:
– Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.
– Phiếu trưng cầu ý dân là phiếu theo mẫu do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, trong đó ghi rõ nội dung trưng cầu ý dân để sử dụng trong từng cuộc trưng cầu ý dân.
Mục lục bài viết
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 35 Luật trưng cầu ý dân 2015:
“1. Phiếu trưng cầu ý dân được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Nội dung phiếu trưng cầu ý dân phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, chính xác và rõ nghĩa.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về nội dung, hình thức phiếu trưng cầu ý dân; việc in ấn, phát hành và quản lý phiếu trưng cầu ý dân”.
Về thủ tục bỏ phiếu trưng cầu ý dân, Luật 20 quy định như sau:
* Thông báo về thời gian và địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân (Điều 36 Luật trưng cầu ý dân 2015):
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, Tổ trưng cầu ý dân phải thường xuyên thông báo cho cử tri ở địa phương biết về ngày bỏ phiếu, địa điểm bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.
* Thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân (Điều 37 Luật trưng cầu ý dân 2015):
– Việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hìnhđịa phương, Tổ trưng cầu ý dân có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng khôngđược trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
Trường hợp ở khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có một trăm phần trăm cử tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu đó có thể kết thúc sớm nhưng khôngđược trước ba giờ chiều cùng ngày.
– Trước khi bỏ phiếu, Tổ trưng cầu ý dân phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
– Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếpđến trưng cầu ý dân, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bên cạnh đó, Điều 38 Luật trưng cầu ý dân 2015 cũng quy định đối với trường hợp đặc biệt cần bỏ phiếu trưng cầu ý dân sớm hơn ngày quy định hoặc hoãn ngày bỏ phiếu tại một hoặc một số khu vực bỏ phiếu, một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thì Ủy ban nhân dân tại nơi cần bỏ phiếu sớm hoặc hoãn ngày bỏ phiếu phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu
– Thủ tục bán nhà khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại