Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài, vì vậy lực lượng cảnh sát viên và trinh sát viên là một trong những lực lượng quan trọng, có chức năng và nhiệm vụ giữ gìn an ninh biển đảo của dân tộc. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình và thủ tục bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên cảnh sát biển được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên cảnh sát biển:
Biển đảo là một trong những vấn đề vô cùng nhạy cảm. Lực lượng cảnh sát biển nói chung và trinh sát viên cảnh sát biển nói riêng là một trong những nội dung trọng tâm, bộ quốc phòng luôn luôn đề cao quan tâm dù trong bất kỳ thời đại nào. Cảnh sát viên và trinh sát viên được xem là một trong những chức danh pháp lý trong lực lượng cảnh sát biển, các chức danh này có nhiệm vụ và chức năng xử lý vi phạm hành chính, đấu tranh phòng chống tội phạm. Bộ trưởng Bộ quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền quy định cụ thể về tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh pháp lý thuộc lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, trong đó có cảnh sát viên và trinh sát viên cảnh sát biển.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam là một trong những lực lượng hoạt động trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lực lượng cảnh sát biển trong quá trình thi hành công vụ sẽ tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm, tội phạm trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các nội dung trong điều ước quốc tế có liên quan mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các tổ chức, cá nhân, phương tiện hoạt động trong vùng biển, hoạt động trong vùng thềm lục địa, thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều đặt dưới sự kiểm tra, kiểm soát trực tiếp của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có nội dung liên quan mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Để bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên cảnh sát biển, cần phải tuân thủ theo trình tự và thủ tục nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư 177/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên cảnh sát biển. Theo đó:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm. Thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
-
Công văn của cơ quan, đơn vị cảnh sát biển đề nghị bổ nhiệm đối với cảnh sát viên/trinh sát viên;
-
Văn bản xác nhận quá trình công tác và làm việc tại đơn vị của cơ quan, lực lượng cảnh sát biển đối với cá nhân được đề nghị bổ nhiệm;
-
Danh sách cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ chức danh trinh sát viên/cảnh sát viên;
-
Lý lịch của các cán bộ được đề nghị bổ nhiệm, trong lý lịch đó cần phải có dán ảnh cá nhân với kích thước 4cm x thứ 6cm do cơ quan cán bộ trích;
-
Công chứng các văn bằng và chứng chỉ có liên quan trong quá trình bổ nhiệm;
-
Ảnh thẻ mặc cảnh phục mùa hè, không được đội mũ, với kích thước 2cm x 3cm;
-
Các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan theo yêu cầu của hội đồng tuyển chọn.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ, gửi văn bản đề nghị bổ nhiệm đến cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên. Thời hạn nộp hồ sơ và công văn đề nghị bổ nhiệm sẽ được quy định thành 02 đợt. Đợt 01 sẽ được gửi vào giai đoạn 5/3 hằng năm, đợt 02 sẽ được gửi vào 5/9 hằng năm. Cơ quan và các đơn vị lực lượng cảnh sát biển sẽ xem xét, lập thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cảnh sát viên/trinh sát viên, sau đó gửi về Hội đồng tuyển chọn, có thể gửi trực tiếp hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan thường trực của hội đồng tuyển chọn sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cảnh sát viên, bổ nhiệm trinh sát viên của các cơ quan và đơn vị lực lượng cảnh sát biển, sau đó tiếp tục tổng hợp, báo cáo gửi về Hội đồng tuyển chọn. Sau đó, Hội đồng tuyển chọn sẽ tổ chức cuộc họp, xem xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm đối với trinh sát viên và cảnh sát viên.
Bước 4: Căn cứ vào kết quả cuộc họp xem xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cảnh sát viên, bổ nhiệm trinh sát viên, hội đồng tuyển chọn sẽ tiếp tục báo cáo lên Thường vụ đảng ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Thường vụ đảng ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam sẽ xem xét, thông báo bằng văn bản, thông qua báo cáo kết quả xem xét và đánh giá hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn. Sau đó căn cứ vào kết quả thông qua của Thường vụ đảng ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, hội đồng tuyển chọn sẽ tiếp tục đề nghị lên chủ thể có thẩm quyền đó là Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam để ra quyết định cuối cùng. Quyết định cuối cùng là văn bản bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên của tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Đồng thời cần phải lưu ý, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 177/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, có quy định về nhiệm kỳ của cảnh sát viên và trinh sát viên sau khi được bổ nhiệm. Theo đó, nhiệm kỳ của cảnh sát viên, trinh sát viên sẽ có thời gian 05 năm được tính bắt đầu kể từ ngày được bổ nhiệm. Đồng thời, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp giấy chứng nhận cảnh sát viên, trinh sát viên sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 177/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Theo đó, tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam là chủ thể có thẩm quyền ra
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên cảnh sát biển:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 177/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, có quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cảnh sát viên, bổ nhiệm trinh sát viên. Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
-
Là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, là sĩ quan cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật Việt Nam, có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng độc lập trong quá trình giải quyết các vụ việc có liên quan, nắm vững nguyên tắc và quy chế ngành nghề nghiệp vụ cảnh sát biển;
-
Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, học viện khoa học quân sự, hoặc tốt nghiệp trình độ cử nhân luật;
-
Có thời gian công tác pháp luật căn cứ theo quy định tại Thông tư 177/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
-
Trong trường hợp do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị lực lượng cảnh sát biển, người có trình độ đại học chuyên ngành khác đáp ứng được đầy đủ điều kiện nêu trên thì cũng có thể được bổ nhiệm trở thành cảnh sát viên hoặc trinh sát viên.
3. Trường hợp miễn nhiệm đối với cảnh sát viên, trinh sát viên cảnh sát biển:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 177/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, có quy định về vấn đề miễn nhiệm cảnh sát viên, trinh sát viên. Theo đó, các trường hợp miễn nhiệm bao gồm:
-
Có thể được miễn nhiệm xuất phát vì lý do sức khỏe hoặc vì một số lý do cơ bản khác mà xét thấy không đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
-
Đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu/điều chuyển công tác;
-
Đương nhiên mất chức danh trong trường hợp bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tước quân hàm sĩ quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 177/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: