Động vật hoang dã không chỉ bao gồm các loài động vật rừng thông thường mà còn bao gồm các loài động vật thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì thủ tục bàn giao động vật hoang dã cho trung tâm cứu hộ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục bàn giao động vật hoang dã cho trung tâm cứu hộ:
Tại khoản 1, 2 Điều 2 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự về các tội vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã có quy định về Động vật hoang dã như sau:
- Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 là những loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo quy định của Chính phủ hoặc tại Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Động vật hoang dã khác quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 là những loài động vật rừng thông thường theo quy định của pháp luật và động vật hoang dã nguy cấp thuộc tại Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Theo đó, có thể hiểu động vật hoang dã là những loại động vật rừng, gồm có:
- Các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo các quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Các loài động vật rừng thông thường theo quy định của pháp luật và động vật hoang dã nguy cấp thuộc tại Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Tại Điều 7 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BNNPTNT 2024 hợp nhất Thông tư quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng có quy định về cơ quan, đơn vị tiếp nhận động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp nhà nước, Điều này quy định cơ quan, đơn vị tiếp nhận bao gồm có:
- Vườn quốc gia mà trực thuộc Cục Kiểm lâm.
- Cơ sở cứu hộ động vật rừng do Nhà nước quản lý, Vườn động vật do Nhà nước quản lý, Ban quản lý rừng đặc dụng mà không trực thuộc Cục Kiểm lâm có cơ sở cứu hộ động vật.
- Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện và Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.
Theo đó, trung tâm cứu hộ động vật rừng do Nhà nước quản lý là một trong những cơ quan, đơn vị tiếp nhận động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp nhà nước.
Thủ tục bàn giao động vật hoang dã cho trung tâm cứu hộ được thực hiện lần lượt qua các bước sau:
1.1. Tiếp nhận và nuôi dưỡng, bảo quản động vật hoang dã:
- Trung tâm cứu hộ tiếp nhận các động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp
- Trung tâm cứu hộ tiếp nhận động vật hoang dã lập biên bản giao nhận động vật hoang dã do các tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp (biên bản theo mẫu pháp luật quy định).
- Trung tâm cứu hộ tiếp nhận động vật hoang dã có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo quản động vật hoang dã do các tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp trong thời gian thực hiện những thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là các động vật hoang dã tự nguyện giao nộp Nhà nước.
1.2. Xác lập quyền sở hữu toàn dân:
Căn cứ Điều 14 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; xử lý với các tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân khi trung tâm cứu hộ tiếp nhận động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp như sau:
Bước 1: lập hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân bao gồm có những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm có cả phương án xử lý;
- Bảng kê về chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;
- Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu như có);
- Hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp chuyển giao dưới hình thức tặng cho và theo các quy định của pháp luật phải lập thành hợp đồng.
Bước 2: nộp hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp, trung tâm cứu hộ gửi cơ quan quản lý cấp trên để trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Bước 3: giải quyết hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân thì người có thẩm quyền ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp.
2. Các hình thức xử lý động vật hoang dã sau khi bàn giao cho trung tâm cứu hộ:
Căn cứ Điều 10 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BNNPTNT 2024 hợp nhất Thông tư quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng thì các hình thức xử lý động vật hoang dã sau khi bàn giao cho trung tâm cứu hộ bao gồm có:
- Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên: hình thức này được áp dụng đối với cá thể động vật hoang dã còn sống, khỏe mạnh. Điều kiện để áp dụng hình thức này bao gồm:
+ Xác định được nơi cư trú tự nhiên của các loài động vật đó;
+ Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc là của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận về tình trạng sức khoẻ của động vật hoang dã;
+ Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì sẽ phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả;
+ Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chính chủ rừng nơi dự kiến thả.
- Cứu hộ động vật rừng: hình thức này được áp dụng đối với cá thể động vật hoang dã bị thương, ốm yếu cần cứu hộ. Điều kiện để áp dụng hình thức này bao gồm:
+ Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc là của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ ở tại biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của động vật rừng
+ Cơ sở cứu hộ động vật rừng có điều kiện bảo đảm công tác cứu hộ, phù hợp với các loài động vật rừng cần cứu hộ.
- Chuyển giao động vật rừng tới cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành: hình thức này được áp dụng đối với Động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, nhóm IIB và không thuộc trong trường hợp phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Điều kiện để áp dụng hình thức này bao gồm:
+ Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có một trong các chức năng, nhiệm vụ sau: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tồn, trưng bày vì các mục đích giáo dục bảo tồn theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở tiếp nhận động vật rừng phải có điều kiện bảo đảm việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng;
+ Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc là của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trường hợp phải tiêu hủy ở tại biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của động vật rừng
- Bán động vật rừng: hình thức này được áp dụng đối với Động vật rừng là tang vật, vật chứng thuộc loại được phép sử dụng vào các mục đích thương mại và không xử lý được theo các hình thức nêu trên. Điều kiện để áp dụng hình thức này bao gồm: Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú ý hoặc là của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trong trường hợp phải tiêu hủy tại biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của động vật rừng.
- Tiêu hủy động vật rừng hình thức này được áp dụng đối với Động vật rừng mang dịch bệnh hoặc là động vật rừng không xử lý được bằng các hình thức nêu trên hoặc động vật rừng thuộc loại phải tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: