Quy định về trình tự, thủ tục và các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Quy định về trình tự, thủ tục và các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định đầy đủ, cụ thể trình tự, thủ tục và các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm.
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 lần này là phải tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đặt ra trong thực tiễn; xác lập đầy đủ cơ sở pháp lý để quá trình phát hiện, xử lý tội phạm được tiến hành chính xác, kịp thời, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Từ yêu cầu đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, cụ thể:
– Trong giai đoạn khởi tố: Bộ luật tố tụng hình sự 2015 xây dựng Chương khởi tố vụ án hình sự gồm 20 điều luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung.
+ Thứ nhất, làm rõ các khái niệm “tố giác về tội phạm”, “tin báo về tội phạm”, “kiến nghị khởi tố” nhằm giải quyết những vướng mắc đặt ra trong thực tiễn (Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ hai, quy định đầy đủ, cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếp nhận và giải quyết các nguồn tin về tội phạm nhằm xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích người dân tham gia đấu tranh chống tội phạm (các điều 146, 147, 151, 152 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ ba, điều chỉnh thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ 02 tháng lên 04 tháng nhằm tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn; đồng thời, để bảo đảm chặt chẽ, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc gia hạn phải do Viện kiểm sát quyết định nhằm tránh lạm dụng, kéo dài thời gian giải quyết (Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ tư, quy định cụ thể các biện pháp được phép áp dụng trong giai đoạn này nhằm khắc phục khoảng trống của pháp luật hiện hành (Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ năm, cho phép tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khi thuộc các trường hợp luật định (Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ sáu, quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng (các điều 159, 160, 161 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
– Trong giai đoạn điều tra:
+ Thứ nhất, bổ sung đầy đủ các biện pháp điều tra nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện tội phạm, như: Các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế tố tụng, biện pháp nhận biết giọng nói, định giá tài sản, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
+ Thứ hai, quy định chặt chẽ căn cứ và thủ tục tiến hành các biện pháp điều tra có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người, của công dân, như: Biện pháp khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu (Chương XIII Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ ba, quy định bắt buộc phải ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra (CQĐT) nhằm phản ánh trung thực quá trình hỏi cung, chống bức cung, nhục hình, đồng thời là căn cứ quan trọng để bảo vệ các cán bộ tư pháp đã tiến hành tố tụng đúng luật (Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ tư, bổ sung và quy định đầy đủ các trường hợp tách, nhập, chuyển vụ án nhằm bảo đảm việc điều tra đúng thẩm quyền, khách quan, toàn diện (Điều 169 và Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ năm, bổ sung trường hợp tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra mà chưa có kết quả định giá tài sản, tương trợ tư pháp (Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
– Trong giai đoạn truy tố:
+ Thứ nhất, bổ sung và quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng công tố và chức năng kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Điều 236 và Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ hai, quy định Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa thay cho quy định “ủy quyền” hiện nay nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn (Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ ba, nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ, Bộ luật quy định mọi quyết định tố tụng do Viện kiểm sát cấp dưới ban hành phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định này nếu thấy trái pháp luật (Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Thứ tư, bổ sung quy định cho phép nhập, tách vụ án trong giai đoạn truy tố để phù hợp với thực tiễn giải quyết (Điều 242 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ năm, quy định chặt chẽ các căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhằm tránh lạm dụng, kéo dài thời gian giải quyết; đồng thời, quy định trường hợp Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả cho CQĐT thì Viện kiểm sát trực tiếp bổ sung chứng cứ để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án (Điều 245 và Điều 246 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
– Trong giai đoạn xét xử:
+ Thứ nhất, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn, Bộ luật bổ sung quy định Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng không nhất thiết phải trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát; quy định cụ thể các trường hợp Tòa án trực tiếp xác minh, bổ sung chứng cứ (Điều 252 và Điều 284 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ hai, quy định khi xác định vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố thay vì chuyển trực tiếp cho Tòa án có thẩm quyền xét xử như hiện nay (Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ ba, quy định chặt chẽ sự có mặt của bị cáo, người bào chữa tại phiên tòa nhằm bảo đảm quyền bào chữa của họ, đồng thời, tránh lợi dụng làm ảnh hưởng đến kế hoạch xét xử của Tòa án (Điều 290 và Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự 2015); bổ sung quy định về tạm ngừng phiên tòa với thời hạn tối đa là quá 5 ngày, thay vì mọi trường hợp phải hoãn phiên tòa với thời hạn tối đa 30 ngày như hiện nay (Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ tư, sửa đổi “giới hạn xét xử” trên cơ sở nguyên tắc việc xét xử được giới hạn trong phạm vi truy tố, truy tố tới đâu – xét xử tới đó; tuy nhiên, trường hợp cần xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại, nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn (Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
+ Thứ năm, nhằm thể hiện rõ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, Bộ luật không chia thành thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận như hiện hành mà nhập chung thành thủ tục tranh tụng tại phiên tòa (từ Điều 306 đến Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ sáu, quy định Tòa án sẽ không mở phiên tòa nếu có căn cứ xác định việc điều tra, truy tố trước đó vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; tuyên bố bị cáo vô tội nếu không đủ chứng cứ kết tội (các điều 280, 260, 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ bảy, để bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử, Bộ luật bổ sung những người có quyền kháng cáo và điều chỉnh phạm vi kháng cáo cho phù hợp (Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
+ Thứ tám, quy định cụ thể thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm nhằm bảo đảm tranh tụng thay vì cách dẫn chiếu sang thủ tục sơ thẩm như hiện nay; bổ sung đầy đủ thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm (các điều 355, 357, 358 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).