Các phép toán có liên quan đến thứ tự phép tính là dạng toán cơ bản của chương trình học lớp 6. Tuy nhiên, có nhiều bạn học sinh còn bỡ ngỡ và gặp khó khăn khi giải loại bài tập này. Dưới đây là bài viết gồm lý thuyết và các dạng bài tập về Thứ tự thực hiện các phép tính | Giải bài tập Toán 6 bài 6, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết về thứ tự thực hiện các phép tính:
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức. Một số cũng được coi là một biểu thức.
Chú ý: Trong một biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc
– Nếu chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. Có thể hiểu: Trong phép toán đó, ta không cần quan tâm vị trí của các phép tính, nếu biểu thức không có dấu ngoặc, ta sẽ tính lần lượt phép tính từ trái qua phải để ra được kết quả cuối cùng.
– Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến phép nhân và phép chia, cuối cùng đến phép cộng và trừ.
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc:
Nếu các biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} ta thực hiện theo thứ tự sau:
() → [] → {}.
Đối với trường hợp này sẽ khác với biểu thức không có dấu ngoặc. Để tính được ra kết quả đúng, ta sẽ ưu tiên tính các phép tính có trong ngoặc trước sau đó đến ngoài ngoặc. Trường hợp có nhiều dấu ngoặc thì tính phép tính trong ngoặc nhỏ nhất đến ngoặc lớn hơn.
2. Các dạng toán cơ bản có liên quan đến thứ tự các phép tính:
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Phương pháp: Áp dụng đúng thứ tự thực hiện phép tính
Ví dụ:
a) 24 – 50 : 25 +13.7
b) 24 + (10:2) +108 – 11.5
Dạng 2: Tìm x
Phương pháp: Hiểu rõ mối quan hệ giữa các số hạng trong một tổng, các thừa số trong một tích,…
Ví dụ: Tìm x biết
a) 5(x-10)=120
b) 5[5(x-1)] + 102
3. Luyện tập vận dụng:
Câu 1:
Hai bạn Lan và Y Đam San tính giá trị của biểu thức 100 : 10 . 2 như sau:
Bạn:
100 : 10 . 2
= 10 . 2
= 20
Bạn:
100 : 10 . 2
= 100 : 20
= 5
Hỏi bạn nào làm đúng?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Quan sát cách làm của hai bạn Lan và Y Đam San, ta thấy
+) Bạn Y Đam San thực hiện phép tính từ trái sang phải
+) Bạn Lan thực hiện từ phải sang trái
Mà chúng ta đã được học ở Tiểu học, khi thực hiện phép tính chỉ có phép nhân và chia, chúng ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải.
Vậy bạn Y Đam San làm đúng, còn bạn Lan làm sai.
Câu 2:
Hai bạn A Lềnh và Su Ni tính giá trị của biểu thức 28 – 4. 3 như sau:
Bạn:
28 – 4 . 3
= 24 . 3
= 72
Bạn:
28 – 4 . 3
= 28 – 12
= 16
Hỏi bạn nào làm đúng?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.
Do đó bạn Su Ni làm đúng và bạn A Lềnh làm sai.
Câu 3:
Ba bạn H’Maryam (đọc là Hơ Ma-ri-am), Đức và Phương tính giá trị của biểu thức 5 + 2.32 như sau:
Bạn
5 + 2.32
= 7.32
= 7.9 = 63
Bạn
5+2.32
= 5 + 62
= 112 = 121
Bạn
5 + 2.32
= 5 + 2.9
= 5 + 18 = 23
Hỏi bạn nào làm đúng?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thưc hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.
Vậy bạn Phương thực hiện đúng.
Câu 4:
Tính giá trị của biểu thức:
a) 507 – 159 – 59;
b) 180 : 6 : 3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) 507 – 159 – 59 = 348 – 59 = 289
b) 180 : 6 : 3 = 30 : 3 = 10
Câu 5:
Tính giá trị của biểu thức:
18 – 4 . 3 : 6 + 12
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
18 – 4 . 3 : 6 + 12 = 18 – 12 : 6 + 12 = 18 – 2 + 12 = 16 + 12 = 28
Tính giá trị của biểu thức:
a) 507 – 159 – 59;
b) 180 : 6 : 3
c) 18 – 4 . 3 : 6 + 12
d) 15 + (39 : 3 – 8) . 4
e) 35 – {5 .[(16 + 12) : 4 + 3] – 2 . 10}
Câu 6:
Bài 1: a) 2370 – 179 + 21 b) 100 : 5 . 4
c) 396 : 18 : 2
Hướng dẫn giải:
a) 2370 – 179 + 21 = 2212
b) 100:5.4 = 80
c) 396:18:2 = 11
Bài 2: a) 143 – 12 . 5 b) 27 . 8 – 6 : 3
c) 36 – 12 : 4 . 3 + 17
Hướng dẫn giải:
a) 143 – 12 . 5
= 143- 60
= 83
b) 27 . 8 – 6 : 3
= 216 – 2
= 214
c) 36 – 12 : 4 . 3 + 17
= 36 – 9 + 17
= 44
Câu 7:
Anh Sơn vào siêu thị mua 2 chiếc áo phông giá 125 000 đồng/chiếc; 3 chiếc quần soóc giá 95 000 đồng/chiếc; 5 chiếc khăn mặt giá 17 000 đồng/chiếc. Anh đã trả bằng hai phiếu mua hàng, mỗi phiếu trị giá 100 000 đồng. Anh Sơn còn phải trả thêm bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn trả lời:
Số tiền Sơn phải trả thêm là:
(2. 125 000) + (3. 95 000) + (5. 17 000) – (2. 100 000)
= 420 000 VNĐ
Câu 8:
Cô Hồng mua 30 quyển vở, 30 chiếc bút bi, hai hộp bút chì mỗi hộp có 12 chiếc. Tổng số tiền cô phải thanh toán là 396 000 đồng. Cô chỉ nhớ giá của một quyển vở là 7 500 đồng, giá của một chiếc bút bi là 2 500 đồng. Hãy tính giúp cô Hồng xem một chiếc bút chì có giá bao nhiêu tiền.
Tiền một chiếc bút chì có giá là:
(30 . 7500) + (30 . 2500) + [(12. 2) . x] = 396 000
=> 225000 + 75000 + (24x) = 396 000
=> 300000 + (24x) = 396 000
=> 24x = 396 000 – 300000
=> 24x = 96000
=> x = 4000
Vậy, giá tiền của một chiếc bút chì mà cô Hồng đã mua là 4000 VNĐ
Câu 9:
Một trường trung học cơ sở tổ chức cho lớp 6D gồm 40 học sinh đi tham quan học tập ngoại khóa. Toàn bộ chi phí chuyến đi sẽ chia đều cho mỗi học sinh. Đến ngày đi, 4 học sinh của lớp 6D không tham gia được. Vì vậy mỗi bạn phải trả thêm 25 000 đồng so với dự kiến chi phí ban đầu. Tổng chi phí cho chuyến đi là bao nhiêu?
4. Phương pháp học tốt với dạng toán liên quan đến thứ tự phép tính:
Các phép toán có liên quan đến thứ tự phép tính là dạng toán cơ bản của chương trình học lớp 6. Tuy nhiên, có nhiều bạn học sinh còn bỡ ngỡ và gặp khó khăn khi giải loại bài tập này. Dưới đây là một số phương pháp giúp các em học sinh năm trắc được dạng toán thứ tự thực hiện phép tính cũng như các kiến thức khác về môn toán.
– Trước khi đến lớp, các em nên chuẩn bị trước, đọc bài trước ở nhà
– Khi lên lớp, tập trung lắng nghe thấy cô giảng bài để mình có thể tiếp thu ngay những kiến thức mới tại trên lớp
– Tự giác làm bài tập thường xuyên, không chỉ là những bài tập thầy cô giáo giao trên lớp, mà khi về nhà, khuyến khích các em học sinh tự tìm những dạng bài tương tự để ôn luyện thêm cho chắc chắc kiến thức của mình.
– Năm vững lý thuyết, mặc dù toán là một môn cần về sự tự duy, tuy nhiên nếu không nắm chắc kiến thức lý thuyết về toán, ta sẽ không thể nào áp dụng công thức để làm bài .
– Tập thói quen ghi chép: Riêng môn toán, học sinh bắt buộc phải ghi chép, vì một bài không chủ có một cách giải mà còn có thể có nhiều cách khác. Đặc biệt, việc ghi chép lại những gì đã học trên lớp cũng như kiến thực tự tìm tòi được thì sẽ giúp các em có thể chắt lọc được đâu là kiến thức hay, cách giải nhanh và hiệu quả phù hợp với bản thân.
– Không học vẹt: đối với môn toán là một môn đòi hỏi sự tư duy rất cao. Rất nguy hiểm nếu học vẹt kiến thức toán, từ đó dẫn đến các học sinh sẽ bị mất dần những kiến thức cơ bản, dẫn đến việc không hiểu bài. Học vẹt là điều nghiêm cấm đối với môn toán. Vì nó rất nhiều con số cũng như công thức.
THAM KHẢO THÊM: