Thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Muốn xin giấy chứng nhận bào chưa tại Tòa cần tiến hành những bước như thế nào?
Trong bối cảnh, Việt Nam đang tham gia hầu hết các Công ước về Quyền con người của Liên Hợp Quốc thì việc điều chỉnh các quy định của pháp luật quốc gia đã và đang được thực hiện nhằm tạo sự thống nhất với những nội dung của Công ước Quốc tế về Quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, kí kết và phê chuẩn. Chính vì vậy, Bộ Công an đã cho ban hành Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người bào chữa bao gồm Luật sư và Bào chữa viên nhân dân. Hôm nay, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp cho bạn đọc các trình tự, thủ tục về cấp Giấy chứng nhận người bào chữa.
Thứ nhất là điều kiện và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận người bào chữa đối với Luật sư được quy định tại Điều 5, Khoản 1, Thông tư 70/2011/TT-BCA:
“ a) Thẻ luật sư ( bản sao có chứng thực);
b) Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can; giấy yêu cầu luật sư của người thân người bị tạm giữ, bị can (đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa); hoặc giấy yêu cầu luật sư của người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can (đối với người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất);
c)
d) Văn bản phân công của đoàn luật sư đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.”
Thứ hai là điều kiện và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận người bào chữa đối với Bào chữa viên nhân dân được quy định tại Điều 6, Khoản 1, Thông tư 70/2011/TT-BCA:
“ a) Giấy chứng minh nhân dân ( bản sao có chứng thực);
b) Giấy giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị giam giữ, bị can là thành viên;
c. Giấy tờ chứng minh là thành viên của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử đến;
d. Văn bản của người bị tạm giữ, bị can đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị tạm giữ, bị can là thành viên cử người bào chữa cho họ.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về thủ tục tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận người bào chữa được quy định tại Điều 5, Khoản 2, Điểm a, b, c, và Khoản 4, Thông tư 70/2011/TT-BCA:
“ 2. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa:
a) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa gửi đến Cơ quan điều tra bằng đường bưu điện hoặc đường công văn, khi nhận được các giấy tờ này, Cơ quan điều tra đóng dấu công văn đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và giao ngay cho Điều tra viên, cán bộ được phân công; Điều tra viên, cán bộ được phân công kiểm tra ngay các giấy tờ nhận được, nếu thấy thiếu hoặc chưa đúng thủ tục thì thông báo ( bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh) cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa biết để sửa đổi, bổ sung;
b) Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa hoặc người thuộc tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa làm việc trực tiếp đến Cơ quan điều tra đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa và nộp các giấy tờ liên quan thì Điều tra viên, cán bộ được phân công tiếp nhận và kiểm tra, nếu thấy thiếu hoặc thủ tục chưa đúng thì hướng dẫn ngay cho họ sửa đổi, bổ sung. Nếu đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này thì viết giấy biên nhận về việc đã nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa, trong đó hẹn rõ thời gian đến nhận giấy chứng nhận người bào chữa hoặc văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa;
c) Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các vụ án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra; từ chối tiếp nhận các giấy tờ có liên quan đến việc bào chữa và giải thích cho luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa quy định của khoản 1 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự;…
4. Giao nhận giấy chứng nhận người bào chữa hoặc văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa:
a) Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa đến trụ sở Cơ quan điều tra theo hẹn tại giấy biên nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì Điều tra viên hoặc cán bộ được phân công giao giấy chứng nhận người bào chữa ( hoặc văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa) cho họ và phải lập biên bản giao nhận;
b) Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa không đến trụ sở Cơ quan điều tra theo hẹn tại giấy biên nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì Cơ quan điều tra gửi giấy chứng nhận người bào chữa (hoặc văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa) cho họ bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.”
Về thẩm quyền giải quyết, Cơ quan Điều tra là cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa, sau khi Điều tra viên, cán bộ được phân công đã tiếp nhận đủ các giấy tờ liên quan đến việc đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa và nghiên cứu, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan để xác định có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận người bào chữa hay không theo quy định tại Điều 5, Khoản 4, Thông tư trên.
Về thời gian tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận người bào chữa được tính kể từ khi Điều tra viên, cán bộ được phân công tiếp nhận đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến việc bào chữa và trong thời hạn 03 (ba) ngày (hoặc trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ đối với trường hợp tạm giữ người ) kể từ khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định. (theo quy định tại Điều 5, Khoản 2, Điểm d và Khoản 3, Thông tư 70/2011/TT-BCA.