Thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Tóm tắt câu hỏi:
nhà tôi xây từ năm 1996 nhà cấp 4, bây giờ tôi bỏ mái đi để đổ mái bằng xây tầng 2 tôi có phải đóng thuế bao thầu xây dựng nhà riêng lẻ không. xin luật sư tư vấn. Xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Công văn 3700/TCT/DNK về việc thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân:
"Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản thi hành Luật thì : Đối tượng nộp thuế GTGT và thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Theo quy định nêu trên thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình, nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng (nhất là nhà ở của người dân) không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật”.
Trong trường hợp của bạn, bạn tiến hành bỏ mái nhà cấp 4 xây dựng từ năm 1996 để thay vào đó là nhà 2 tầng có mái bằng thì đây là hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân, không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh nên không phải đóng thuế. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà khi bạn tiến hành hoạt động này phải xin cấp giấy phép xây dựng, nếu nhà bạn ở nông hôn và địa phương đó chưa có quy hoạch, kế hoạch xây dựng thì bạn có thể xây dựng mà không cần cấp phép, nhưng nếu nhà ở của bạn tại đô thị hoặc ở nông thôn nhưng đã có quy hoạc kế hoạch xây dựng của địa phương ban hành thì buộc bạn phải xin cấp giấy phép này mới có thể tiến hành việc xây dựng. Để xin giấy phép này bạn cần đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 93 Luật xây dựng 2014:
"1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này vàphù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, nếu bạn thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng thì bạn cần đáp ứng các điều kiện trên, sau đó bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp phép. Cụ thể, hồ sơ quy định tại Điều 96 Luật xây dựng 2014 sau đó bạn nộp tại cơ quan sở kế hoạch đầu tư, cơ quan này sẽ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấy phép cho bạn:
"1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa."