Thù lao là tất cả các khoản thu nhập mà người lao động được nhận từ người sử dụng lao động thông qua quá trình bán sức lao động của mình, thù lao nhầm mục đích thu hút lao động và tạo động lực cho người lao động trong quá trình làm việc.. Vậy thù lao là gì? Và thù lao có cần phải nộp thuế hay không?
Mục lục bài viết
1. Thù lao là gì?
Thù lao là một trong những vấn đề quan trọng mà người sử dụng lao động và người lao động hướng tới trong quá trình làm việc. Với mức thù lao hợp lý, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng thu hút thêm nguồn lao động giỏi, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô hoạt động, từ đó tăng quy mô lợi nhuận, đồng thời thù lao tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh và động lực mạnh mẽ để người lao động nâng cao năng suất, cải thiện kỹ năng.
Theo đó có thể hiểu: Thù lao là khoản tiền lương bù đắp cho sức lao động mà người lao động đã bỏ ra để thực hiện một công việc nhất định, thù lao sẽ được chi trả dựa trên khối lượng công việc hoặc chất lượng công việc theo thời gian lao động hoặc dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Về nguyên tắc chung, thù lao sẽ chỉ được nhận khi người lao động hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao. Theo đó, thù lao bao gồm:
Thứ nhất, thù lao cơ bản. Thù lao cơ bản được xác định là khoản thù lao cố định mà người lao động được nhận một cách định kỳ dưới hình thức tiền lương, có thể là lương theo tuần hoặc lương theo tháng, hoặc tiền công theo giờ. Cơ cấu của thù lao cơ bản sẽ được chi trả căn cứ vào công việc cụ thể, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, trình độ làm việc của người lao động và thâm niên nghề Của người lao động đó.
Thứ hai, khuyến khích tài chính. Khuyến khích tài chính là những khoản tiền được trả ngoài tiền lương cơ bản, ngoài tiền công của người lao động. Nhằm mục đích động viên và khích lệ tinh thần làm việc của người lao động, tăng thêm sự nỗ lực và cống hiến của người lao động để hướng tới mục tiêu đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Khuyến khích tài chính có thể bao gồm tiền hoa hồng, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, phân chia năng suất dựa trên sự nỗ lực và cố gắng của mỗi người lao động.
Thứ ba, các khoản tiền phúc lợi và hỗ trợ dịch vụ cho người lao động. Phúc lợi được xác định là các khoản thù lao hữu hình, phúc lợi được chi trả dưới hình thức hỗ trợ đời sống cho người lao động hoặc hỗ trợ tinh thần như tiền lương hưu, tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, du lịch nghỉ dưỡng, cung cấp chỗ ở, tiền ăn trưa, phương tiện di chuyển … và những khoản phúc lợi khác cho người lao động.
2. Tiền thù lao có phải nộp thuế hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư
– Tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới hình thức bằng tiền mặt hoặc không bằng tiền mặt;
– Các khoản phụ cấp, các khoản trợ cấp, ngoại trừ: Trợ cấp/phụ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật và yêu đãi đối với người có công, đối với các đối tượng kháng chiến bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ, phụ cấp quốc phòng an ninh, các khoản trợ cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các ngành nghề hoặc công việc có yếu tố độc hại nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực, phụ cấp phục vụ lãnh đạo cấp cao, phụ cấp đối với các nhân viên y tế làm việc ở thôn/bản … và các khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề khác;
– Tiền thù lao cá nhân nhận được dưới các hình thức như sau: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng thông qua hoạt động môi giới, tiền tham gia các đề án nghiên cứu khoa học kĩ thuật, tiền tham gia vào các dự án đầu tư và các đề án đầu tư, tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về chế độ nhuận bút, tiền tham gia các hoạt động giảng dạy giáo dục, tiền tham gia hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao, tiền dịch vụ quảng cáo, và các tiền dịch vụ khác, thù lao khác;
– Các loại tiền nhận được từ hoạt động tham gia hiệp hội kinh doanh, tham gia hội đồng quản trị doanh nghiệp, tham gia vào quá trình hoạt động của ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, tham gia vào hội đồng quản lý, tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức khác;
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc lợi ích công bằng tiền ngoài tiền lương, ngoài tiền công cho người sử dụng lao động chi trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức;
– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức khác nhau.
Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, trong một số trường hợp nhất định thì tiền thù lao của cá nhân sẽ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Nhìn chung, tiền thù lao được thể hiện dưới các hình thức sau đây sẽ cần phải chịu thuế thu nhập cá nhân:
– Tiền hoa hồng đại lý bán hàng, tiền hoa hồng thông qua hoạt động môi giới;
– Tiền tham gia vào các đề án nghiên cứu khoa học kĩ thuật;
– Tiền tham gia vào các dự án đầu tư, đề án đầu tư;
– Tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với chế độ nhuận bút. Phải
– Tiền tham gia vào hoạt động giảng dạy giáo dục;
– Tiền tham gia biểu diễn văn hóa nghệ thuật và biểu diễn thể dục thể thao;
– Tiền dịch vụ quảng cáo, tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể về mức tiền thù lao cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể có 03 trường hợp như sau:
– Trường hợp cá nhân cư trú có ký
– Trường hợp những đối tượng được xác định là cá nhân cư trú có ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian từ 03 tháng trở lên có mức lương trên 11.000.000 đồng/tháng, đồng thời sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh đối với những người phụ thuộc với mức 4.400.000 đồng/tháng/người phụ thuộc mà vẫn còn dư thì sẽ phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân;
– Trong trường hợp các cá nhân không kí hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động tuy nhiên có thời hạn dưới 03 tháng, đồng thời có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì sẽ phải có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo mức 10% dựa trên thu nhập.
3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền thù lao:
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền thù lao sẽ được áp dụng theo công thức như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất;
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ;
Thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản được miễn.
Theo đó, có nhiều cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Cụ thể như sau:
Cách 1: Tính theo biểu lũy tiến từng phần. Áp dụng đối với các đối tượng được xác định là cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động có thời hạn trong khoảng thời gian từ 03 tháng trở lên. cụ thể như sau:
Bậc 1: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ 0 đến 5.000.000 đồng/tháng thì theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng mức thuế suất 5%.
Bậc 2: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất 10%.
Bậc 3: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ 10.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất 15%.
Bậc 4: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ 18.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng/tháng thì theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng mức thuế suất 20%.
Bậc 5: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ 32.000.000 đồng đến 62.000.000 đồng/tháng thì theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng mức thuế suất 25%.
Bậc 6: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ 52.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng/tháng thì theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng mức thuế suất 30%.
Bậc 7: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân trên 80.000.000 đồng/tháng thì theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng mức thuế suất 35%.
Cách 2: Khấu trừ 10% áp dụng đối với trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng hoặc các cá nhân không kí hợp đồng lao động.
Cách 3: Khấu trừ 20% được áp dụng đối với các cá nhân không cư trú, thông thường sẽ là người nước ngoài.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
THAM KHẢO THÊM: