Đất nông trường là một loại đất đặc biệt, được sử dụng theo hình thức giao khoán bằng hợp đồng giao khoán giữa công ty, tổ chức hoặc địa phương với cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng đất. Vậy khi thu hồi đất nông trường có được bồi thường không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đất nông trường?
Pháp luật hiện hành chưa quy định như thế nào là đất nông trường. Tuy nhiên, theo các hoạt động thực tế và cách gọi của người sử dụng đất thì đất nông trường được hiểu là loại đất được Nhà nước giao cho các công ty, tổ chức hoặc giao cho địa phương quản lý rồi sau đó có thể giao khoán cho các cá nhân, hộ gia đình tại địa phương có nhu cầu sử dụng đất.
Tại Điều 10 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp Nhà nước cũng quy định cụ thể về việc nhận khoán đất phải thực hiện theo đúng hợp đồng khoán, sử dụng đất khoán vào đúng mục đích, đúng đối tượng. Nếu sử dụng theo đúng thoả thuận như đã nêu trên thì bên nhận khoán sẽ được sử dụng đất theo đúng thời hạn đã khoán theo hợp đồng đã ký. Trong trường hợp bên nhận khoán không thực hiện theo đúng thoả thuận trong hợp đồng thì bên khoán sẽ thanh lý hợp đồng khoán và thực hiện thu hồi diện tích đất nông trường đã khoán.
Như vậy, việc nhận khoán đất nông trường phải được khai thác, quản lý và sử dụng theo đúng hợp đồng, hình thức mà các bên đã thỏa thuận.
2. Đất nông trường bị thu hồi khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất trong các trường hợp sau:
– Nhà nước thu hồi đất vì thực hiện mục đích quốc phòng- an ninh; để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Nhà nước thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm quy định pháp luật về đất đai;
– Nhà nước thu hồi đất khi người sử dụng đất tự nguyện trả đất, chấm dứt quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc thu hồi đất vì có căn cứ cho rằng đất có nguy cơ đe doạ tính mạng con người.
Như vậy, khi xảy ra một trong ba trường hợp trên thì Nhà nước sẽ thu hồi đất của người sử dụng đất. Cũng theo đó mà đất nông trường được Nhà nước giao cho các công ty, tổ chức hoặc giao cho địa phương giao khoán cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì sẽ bị Nhà nước tiền hành thu hồi.
3. Đất nông trường bị thu hồi có được bồi thường không?
Như đã phân tích tại mục 1 của bài viết này thì đất nông trường là một loại đất giao khoán và bên nhận khoản phải thực hiện sử dụng đất theo đúng mục đích, đối tượng đất được giao. Nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ bị Nhà nước thu hồi đất đã khoán. Trong trường hợp này, người sử dụng đất bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai nên sẽ không được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 82 Luật Đất đai năm 2013.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định về trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Đất bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng- an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Đất nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình không phải là đất thuê trả tiền thu đất hàng năm;
– Đất nông nghiệp bị thu hồi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai năm 2013);
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định nhưng của Luật này mà chưa được cấp.
Khi đáp ứng được các điều kiện trên thì người sử dụng đất nông trường sẽ được Nhà nước thực hiện bồi thường về đất khi bị thu hồi. Tuy nhiên, đất nông trường lại không thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà pháp luật quy định. Về bản chất, đất nông trường là loại đất được Nhà nước giao cho công ty, tổ chức hay địa phương để sau đó giao khoán lại cho cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng đất. Do đó, khi Nhà nước thu hồi đất nông trường để phục vụ cho mục đích quốc phòng- an ninh, phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì đất nông trường đáp ứng được điều kiện về mục đích thu hồi cũng như điều kiện về chủ thể sử dụng đất nhưng không đáp ứng được điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bởi lẽ theo quy định tại Điều 19
– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 8 Luật Đất đai năm 2013;
– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;
– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Theo quy định trên thì người nhận khoán đất nông trường chỉ được Nhà nước cho phép sử dụng đất theo hợp đồng giao khoán đã ký kết với tổ chức, công ty hoạt động nông trường hoặc địa phương nơi có đất mà không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định. Do không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khi đất nông trường bị thu hồi sẽ không được bồi thường.
Tóm lại, đối với người sử dụng đất nông trường thì dù bị Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp nào cũng sẽ không được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Đất nông trường bị thu hồi có được Nhà nước hỗ trợ không?
Tuy cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông trường theo diện nhận giao khoán từ các nông trường, địa phương khi bị Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất nhưng vẫn sẽ được Nhà nước xem xét hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013.
Cụ thể việc hỗ trợ đối với người sử dụng đất nông trường bị thu hồi được Chính phủ hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 19
– Đối với cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản của các nông trường, lâm trường quốc doanh là cán bộ, công nhân viên của nông- lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ do mất sức lao động hoặc thôi việc thì được hỗ trợ bằng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông- lâm nghiệp;
– Đối với cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;
– Đối với cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Như vậy, tuy cá nhân, hộ gia đình nhận giao khoán đất nông trường không được Nhà nước bồi thường về đất khi bị thu hồi nhưng vẫn được Nhà nước xem xét hỗ trợ theo quy định đã nêu trên.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/5/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/1/2017 Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.