Hiện nay có nhiều gia đình sở hữu các khu đất nghĩa trang và nghĩa địa do dòng họ để lại. Họ thường lo lắng rằng: Khi nhà nước thu hồi đất nghĩa trang và nghĩa địa thì sẽ được bồi thường như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa có được bồi thường không?
Để trả lời cho câu hỏi: Thu hồi đất nghĩa trang và thu hồi đất nghĩa địa có được bồi thường hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của
– Các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất không phải là loại đất thuê trả tiền hàng năm, phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc các chủ thể này phải là các đối tượng có đầy đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật tuy nhiên chưa được cấp giấy chứng nhận trên thực tế;
– Các chủ thể được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở hoặc các bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất trên lãnh thổ của Việt Nam mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên chưa được cấp giấy chứng nhận này trên thực tế thì cũng sẽ được bồi thường về đất.
Như vậy thì có thể thấy, pháp luật hiện nay không có bất cứ quy định nào nghiêm cấm hoạt động bồi thường trong quá trình thu hồi đối với đất nghĩa trang và đất nghĩa địa. Vì vậy cho nên khi thu hồi đất nghĩa trang thì vẫn phải thực hiện thủ tục bồi thường cho người dân theo đúng quy định của pháp luật để tránh làm thiệt hại đến quyền lợi của họ. Cụ thể thì, khi thu hồi đất nghĩa trang và đất nghĩa địa sẽ được bồi thường như thế nào, cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần phân tích dưới đây.
2. Thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa bồi thường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại
– Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi toàn bộ hoặc thu hồi một phần diện tích đất mà phần còn lại xét thấy không đủ điều kiện để các chủ thể có thể tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng các khu nghĩa trang và xây dựng các khu nghĩa địa, thì khi đó chủ dự án sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng đất nếu như dự án đó đã có sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi thường bằng tiền nếu như dự án đó đang trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng và dự án chưa thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng;
– Đối với trường hợp thu hồi một phần diện tích đất mà phần còn lại sẽ thấy dằng đủ điều kiện để có thể tiếp tục sử dụng làm các khu đất nghĩa trang và các khu đất nghĩa địa thì khi đó, chủ dự án sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi thường bằng tiền đối với phần diện tích đất bị thu hồi trên thực tế. Nếu như trên diện tích đất thu hồi đã có mồ mả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải bố trí hoạt động di dời mồ mả đó vào các khu vực đất còn lại của dự án, còn nếu trong trường hợp khu vực đất còn lại của dự án đã thực hiện hoạt động chuyển nhượng thì chủ dự án sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi thường bằng việc giao đất mới tại nơi khác để tiếp tục thực hiện hoạt động xây dựng nghĩa trang vào nghĩa địa nhằm phục vụ cho việc di dời mồ mả tại khu vực có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật. Ngoài ra thì việc giao đất tại các khu vực khác để xây dựng hoạt động làm nghĩa trang vào nghĩa địa cần phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.
Bên cạnh đó, bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi các khu vực là đất nghĩa trang và đất nghĩa địa sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật đất đai năm 2013 cụ thể như sau:
– Các chủ thể là tổ chức kinh tế hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất phi nông nghiệp, các loại đất không phải là đất ở, sử dụng đất nghĩa trang hoặc đất nghĩa địa, khi nhà nước thực hiện hoạt động thu hồi và nếu xét thấy có đầy đủ các điều kiện để được bồi thường theo quy định của pháp luật thì sẽ được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng đất, còn nếu trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy không có đất để bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại;
– Đối với các chủ thể là tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được nhà nước giao đất để xây dựng các khu nghĩa trang và nghĩa địa theo quy định của pháp luật, hoặc các chủ thể là doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do quá trình nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phù hợp với quy định tại Điều 184 của Luật đất đai năm 2013, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất thì sẽ được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, trong quá trình thu hồi đất nghĩa trang và đất nghĩa địa thì các chủ thể sẽ được nhà nước xem xét để tiến hành hoạt động bồi thường về đất và các chi phí để di dời và di chuyển mồ mả (nếu có).
3. Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Nhìn chung, nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nghĩa trang nói riêng được ghi nhận trong Luật Đất đai năm 2013, cụ thể:
Thứ nhất, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường hỗ trợ, tái định cư quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ người sử dụng đất ở nào bị Nhà nước thu hồi đất cũng được bồi thường mà chỉ những người bị Nhà nước thu hồi đất ở sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mới được bồi thường. Hơn nữa, người bị thu hồi đất ở trong các trường hợp này con phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 như có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giây tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 … thì mới được bồi thường.
Thứ hai, việc bồi thường hỗ trợ, tái định cư được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường hỗ trợ, tái định cư bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Điều này có nghĩa là Nhà nước thu hồi đất ở nào thì người bị thu hồi được bởi thưởng bằng loại đất đó có diện tích tương đương Trường hợp địa phương không có đất ở để bồi thưởng thì họ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất ở do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thứ ba, việc bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này được đúc kết từ thực tiễn thu hồi đất ở. Trên thực tế, địa phương nào thực hiện thu hồi đất ở đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật thì việc bản giao đất ở cho Nhà nước được nhanh chóng thuận lợi và ngược lại.
4. Trong quá trình thu hồi, mồ mả bị di chuyển thì được bồi thường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thì có thể thấy, vấn đề bồi thường về mồ mả bị di chuyển trong quá trình thu hồi các loại đất nghĩa trang được ghi nhận cụ thể như sau: Đối với việc di chuyển mua mà theo quy định của pháp luật trong quá trình thu hồi đất nghĩa trang và đất nghĩa địa thì người có mồ mả phải di chuyển sẽ được bố trí đất và được bồi thường các chi phí về đào, bốc, di chuyển và xây mới kèm theo một số các loại chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp đến quá trình di dời. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quy định cụ thể về mức bồi thường sao cho phù hợp với tập quán và tình hình thực tế tại địa phương đó. Như vậy thì mức bồi thường đối với hiện tượng mồ mả bị di dời trong quá trình thu hồi đất nghĩa trang và đất nghĩa địa sẽ có sự chênh lệch và khác nhau giữa các địa phương trên phạm vi cả nước.
Như vậy thì có thể thấy, khi thực hiện hoạt động bốc dỡ và di chuyển hoặc xây dựng mới đối với các công trình mồ mả – những nơi được xem là chỗ an nghỉ của người đã khuất thì sẽ phải được bồi thường các chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật nêu trên. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định mức bồi thường cụ thể sao cho phù hợp với tập quán và tình hình thực tế tại địa phương đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.