Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất là một trong những trường hợp áp dụng thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai 2013. Hoạt động thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật diễn ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật:
1.1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 65
+ Trường hợp 1: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất thì sẽ được Nhà nước thu hồi đất. Hoặc trong trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất, thì Nhà nước cũng tiến hành thu hồi quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 2: Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế, thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi quyền sử dụng đất.
+ Trường hợp 3: Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất. Tức khi Nhà nước tự nguyện trả lại đất, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi quyền sử dụng đất của người dân.
+ Trường hợp 4: Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn. Lúc này, khi hết thời hạn sử dụng đất, Nhà nước sẽ thu hồi quyền sử dụng đất của người dân.
+ Trường hợp 5: Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người cũng là một trong những trường hợp được cơ quan Nhà nước xem xét, đưa ra quyết định thu hồi đất. Hoặc đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
1.2. Căn cứ để thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 65
– Đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất thì sẽ được Nhà nước thu hồi đất, phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
– Đối với trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế, phải có giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó.
– Đối với trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, thì phải có văn bản trả lại đất của người sử dụng đất.
– Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Thẩm quyền thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật:
+ Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Thu hồi đất đối đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
+ Thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Cơ quan này có quyền thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Từ nội dung phân tích ở trên, thẩm quyền thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật:
Khi tiến hành thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền tuân thủ thực hiện theo thủ tục cụ thể sau đây:
– Bước 1: Nhà nước ban hành thông báo thu hồi đất
+ Theo quy định của Luật đất đai 2014, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất và gửi tới người có đất bị thu hồi theo quy định.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi đất là cơ quan ban hành thông báo thu hồi đất. Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất là: Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ;
+ Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013, trong trường hợp có cả các đối tượng sử dụng đất bị thu hồi thuộc thẩm quyền của cả cấp tỉnh và cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất.
Khi xem xét thực tiễn cần thu hồi đất rừng phòng hộ khi thuộc các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ban hành thông báo thu hồi đất.
– Bước 2: Tiến hành kiểm đếm đất đai.
Kiểm đếm đất đai được hiểu là công việc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, nhằm mục đích xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để lấy thông tin phục vụ cho hoạt động đền bù, giải tỏa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo kế hoạch kiểm đếm cho người dân được biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013, hoạt động kiểm đếm đất đai nhằm mục đích lấy thông tin lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành với các bước cụ thể như sau:
+ UBND cấp tỉnh, huyện ra thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất mà cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra đã bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm.
+ Niêm yết thông báo kế hoạch kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất (bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm) được gửi đến cho từng hộ dân có đất bị thu hồi qua hình thức họp phổ biến và niêm yết công khai tại UBND cấp xã để người dân được biết và nắm bắt được đầy đủ kế hoạch kiểm đếm của cơ quan Nhà nước.
+ Thực hiện kiểm đếm đất đai.
UBND cấp xã phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai.
Người sử dụng đất sẽ có trách nhiệm phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm đếm.
– Bước 3: Lập phương án bồi thường hỗ trợ.
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư sau khi đã tiến hành đo đạc, kiểm tra, kiểm đếm;
+ Về bản chất, cơ quan Nhà nước tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kết hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của những hộ gia đình, cá nhân về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tập hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lấy ý kiến của người dân giúp phương án hỗ trợ, bồi thường đất đai được khách quan và minh bạch nhất.
– Bước 4: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư
+ Sau khi lập kế hoạch, phương án bồi thường, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trước khi cơ quan này trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quyết định thu hồi đất;
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
– Bước 5: Ra quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Sau khi quyết định thu hồi đất được ban hành, cơ quan chức năng có thẩm quyền, người có đất bị thu hồi thực hiện thu hồi đất, nhận bồi thường, hỗ trợ theo quyết định và phương án đã được phê duyệt, quyết định.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.