Chấm dứt dự án đầu tư. Nhà đầu tư Việt Nam muốn chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thủ tục như thế nào?
Chấm dứt dự án đầu tư. Nhà đầu tư Việt Nam muốn chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thủ tục như thế nào?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định:
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Đầu tư 2014 được Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định như sau:
* Nộp hồ sơ:
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ kế hoạch đầu tư.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 83/2015/NĐ-CP, hồ sơ gồm các nội dung:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Quyết định chấm dứt dự án đầu tư tại nước ngoài theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 Luật Đầu tư 2014 (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ);
– Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hoàn thành việc thanh lý dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định 83/2015/NĐ-CP (bản sao hợp lệ).
* Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ:
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải được làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Bên cạnh đó, tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 25 Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định:
– Đối với trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài khi Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài (điểm d khoản 1 Điều 62 Luật Đầu tư 2014): trước khi thực hiện việc chấm dứt dự án và chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải thông báo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp nhà đầu tư muốn tiếp tục thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.
– Đối với các trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài khi Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư (điểm g Khoản 1 Điều 62 Luật Đầu tư 2014): nhà đầu tư thanh lý dự án và làm thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trách nhiệm của nhà đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài trong việc huy động các nguồn vốn
– Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về đầu tư ra nước ngoài
– Khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư