Thu bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ sở mới. Mức đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2016.
Thu bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ sở mới. Mức đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2016.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
–
– Luật Việc làm năm 2013,
– Quyết định số
– Công văn số 1379/BHXH-BT;
– Công văn 2026/BHXH-BT.
2. Luật sư tư vấn
Theo Công văn 2026/BHXH-BT về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp căn cứ mức lương cơ sở theo quy định tại
Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Thứ nhất: Đối tượng áp dụng
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Điều 2
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2, Khoản 4 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
+ Viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã năm 2014,
Theo đó căn cứ tiền lương, phụ cấp tính theo mức lương cơ sở mới là 1.210.000 đồng/tháng từ ngày 01/5/2016. Trường hợp sau 06 tháng trở lên kể từ ngày Nghị định số 47/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 15/7/2016) mới truy đóng BHXH, BHYT, BHTN phần chênh lệch tăng thêm do Điều chỉnh tăng mức lương cơ sở thì phải đóng cả tiền lãi tính trên số tiền truy đóng BHXH, BHYT, BHTN và thời gian truy đóng theo quy định tại các quy định sau:
– Quyết định số
– Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN;
– Công văn số 1379/BHXH-BT ngày 20/4/2016 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện.
Thứ hai: Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn để tính mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất là 24.200.000 đồng/tháng (1.210.000 đồng/tháng nhân (x) 20 lần).
Thứ ba: Áp dụng mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng tính mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng chỉ tham gia bảo hiểm y tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
Lưu ý: Đối tượng được ngân sách nhà nước đóng toàn bộ mức đóng BHYT: từ ngày 01/5/2016 mức đóng bảo hiểm y tế tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng. Trường hợp được cấp thẻ bảo hiểm trước ngày 01/5/2016 thì cơ quan bảo hiểm xã hội điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng từ ngày 01/5/2016.
Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và người tham gia BHYT theo hộ gia đình từ ngày 01/6/2016: mức đóng BHYT tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng.
Như vậy, tính từ thời điểm áp dụng mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng các các cá nhân tổ chức áp dụng mức lương cụ thể nêu trên để làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội.