Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước); thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu; chuyển tiền; thu hộ; chi hộ.
2. Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán sau được thực hiện theo các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước:
a) Thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành;
b) Thanh toán séc, thanh toán thẻ ngân hàng qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Việc cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo tập quán thương mại quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng được các bên thỏa thuận áp dụng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
a) Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);
c) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng từ thanh toán là một loại chứng từ kế toán ngân hàng dùng làm căn cứ để thực hiện dịch vụ thanh toán.
2. Dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử là việc lập, gửi, xử lý lệnh thanh toán thông qua phương tiện điện tử.
3. Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi) là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền.
4. Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
5. Dịch vụ thu hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên thụ hưởng thu tiền của bên trả tiền trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng.
6. Dịch vụ chi hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt mình để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền.
7. Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo yêu cầu của bên trả tiền nhằm chuyển một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền. Dịch vụ chuyển tiền bao gồm dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán và không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Điều 4. Chứng từ thanh toán
1. Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
2. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và sử dụng.
3. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan.
4. Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.
Điều 5. Dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
2. Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi thực hiện dịch vụ thanh toán bằng phương thức điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng điện tử.
3. Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568