Thông tư 42/2017/TT-BGTVT quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ, TRANG THIẾT BỊ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH
Căn cứ Luật du lịch số
Căn cứ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư Quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Phương tiện vận tải khách du lịch, người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ và đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này còn phải đáp ứng quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
2. Điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải hàng không, hàng hải, đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không, hàng hải, đường sắt.
3. Điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, người điều khiển và thuyền viên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật đường bộ và đường thủy nội địa.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH
Điều 4. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ
1. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).
3. Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ.
Điều 5. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Nhân viên phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; được huấn luyện về cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm và sơ cứu y tế.
2. Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TRANG THIẾT BỊ, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH
Điều 6. Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Xe ô tô phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
3. Xe ô tô phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định, bên cạnh giường nằm phải có bảng hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:
a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;
b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;
c) Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại điểm b khoản này còn phải trang bị thêm micro, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.
Điều 7. Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định của pháp luật.
3. Trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho du khách trên tàu.
4. Phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch phải đảm bảo nội thất và tiện nghi như sau:
a) Đối với phương tiện từ 12 ghế ngồi đến 20 ghế ngồi phải trang bị: Bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa đồ uống; thùng đựng rác.
b) Đối với phương tiện từ 20 ghế ngồi đến 50 ghế ngồi ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị: dụng cụ chống nắng, micro; tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn theo danh mục quy định của Bộ Y tế; Khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống và khu chế biến (nếu có) phải đảm bảo yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo các quy định an toàn phòng chống cháy nổ.
c) Đối với phương tiện từ trên 50 ghế ngồi trở lên ngoài các quy định tại điểm b khoản này phải trang bị: Mái che, rèm cửa chống nắng, điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát tương ứng với số khách du lịch được vận chuyển; phòng vệ sinh.
5. Đối với tàu thủy lưu trú du lịch thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ
Điều 8. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe ô tô trên phạm vi cả nước theo thẩm quyền.
2. Thống nhất in, phát hành biển hiệu.
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lĩnh vực vận tải khách du lịch bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn nội dung cần tập huấn để đơn vị vận tải tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch.
Điều 9. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
1. Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa trên phạm vi cả nước theo thẩm quyền.
2. Thống nhất in, phát hành biển hiệu.
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lĩnh vực vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa.
4. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn nội dung cần tập huấn để đơn vị vận tải tập huấn cho nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa.
Điều 10. Sở Giao thông vận tải
1. Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và phương tiện thủy nội địa trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và công bố vị trí các điểm dừng, đỗ đón, trả khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn; phối hợp với các bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn để bố trí vị trí dừng, đỗ đón, trả khách du lịch.
3. Tổ chức phân luồng giao thông bảo đảm để xe ô tô có biển hiệu, phương tiện thủy nội địa có biển hiệu được ưu tiên hoạt động tại các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) thực hiện kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch trên địa bàn.
Điều 11. Đơn vị kinh doanh
1. Thực hiện các quy khiển phương tiện, nhân định về điều kiện của người điều viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch được quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.
2. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội du lịch hoặc các đơn vị có chức năng đào tạo về du lịch để tổ chức tập huấn cho nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 của
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng các Cục, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.