Thông tư 34/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ được ban hành ngày 27/11/2014, có hiệu lực ngày 15/01/2015. Thông tư này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn bức xạ cho người lao động, góp phần giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; đồng thời cũng tạo ra một khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động đào tạo trong lĩnh vực này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014:
- 3 3. Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 có còn hiệu lực không?
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và công nghệ:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014:
Thông tư 34/2014/TT-BKHCN là một văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực an toàn bức xạ, do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Thông tư này tập trung quy định về đào tạo an toàn bức xạ cho các đối tượng làm việc liên quan đến nguồn phóng xạ.
Mục tiêu chính:
- Đảm bảo an toàn bức xạ: Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường bằng cách nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn bức xạ cho những người làm việc trong lĩnh vực này.
- Chuẩn hóa hoạt động đào tạo: Thiết lập một hệ thống đào tạo an toàn bức xạ thống nhất, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Cấp giấy chứng nhận hành nghề: Quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
Nội dung chính:
- Yêu cầu đào tạo: Quy định các đối tượng bắt buộc phải tham gia đào tạo an toàn bức xạ, như nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn.
- Nội dung đào tạo: Xác định rõ các kiến thức, kỹ năng cần thiết mà người học phải nắm được để đảm bảo an toàn trong công việc.
- Thời gian đào tạo: Quy định thời gian đào tạo phù hợp với từng đối tượng và loại hình công việc.
- Điều kiện hoạt động của các cơ sở đào tạo: Đặt ra các yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
- Cấp giấy chứng nhận hành nghề: Quy định thủ tục, hồ sơ và điều kiện để cấp giấy chứng nhận hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
Tóm lại: Thông tư 34/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ được ban hành ngày 27/11/2014, có hiệu lực ngày 15/01/2015. Thông tư này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn bức xạ cho người lao động, góp phần giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; đồng thời cũng tạo ra một khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động đào tạo trong lĩnh vực này.
2. Thuộc tính văn bản Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014:
Số hiệu: | 34/2014/TT-BKHCN |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2014 |
Ngày công báo: | 05/01/2015 |
Người ký: | Trần Việt Thanh |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 15/01/2015 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 có còn hiệu lực không?
Thông tư 34/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ được ban hành ngày 27/11/2014, có hiệu lực ngày 15/01/2015. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014:
Công văn 105/BKHCN-ATBXHN năm 2016 về góp ý, xây dựng dự thảo Quyết định thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Y tế ban hành
Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
5. Toàn văn nội dung Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và công nghệ:
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2014/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN BỨC XẠ, NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ
Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ; yêu cầu đối với nội dung và thời gian của chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn.
2. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ và cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ; nhân viên bức xạ; người phụ trách an toàn; tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 3. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ.
2. Định kỳ 03 năm một lần nhân viên bức xạ phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
3. Hàng năm nhân viên bức xạ phải được huấn luyện các quy định của cơ sở về các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ, được phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.
4. Chương trình đào tạo an toàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải bảo đảm yêu cầu về nội dung, thời gian đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được thực hiện bởi tổ chức có giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
5. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm để các nhân viên bức xạ được đào tạo an toàn bức xạ và chỉ sử dụng nhân viên bức xạ để tiến hành công việc bức xạ khi đã được đào tạo an toàn bức xạ theo đúng các yêu cầu quy định tại Điều này.
Điều 4. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn
1. Người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn.
2. Định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
3. Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này phải bảo đảm yêu cầu về nội dung, thời gian đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được thực hiện bởi tổ chức có giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
4. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm để người phụ trách an toàn được đào tạo an toàn bức xạ và chỉ bổ nhiệm người đã được đào tạo an toàn bức xạ theo đúng các yêu cầu quy định tại Điều này làm người phụ trách an toàn.
Điều 5. Nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ
1. Nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ phải bao gồm đủ các bài giảng tương ứng với từng loại hình công việc bức xạ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và phải được cập nhật các thông tin mới nhất tại thời điểm tổ chức đào tạo; trường hợp nhân viên bức xạ đã tham gia chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho một loại hình công việc bức xạ và có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ thêm cho loại hình công việc bức xạ khác sẽ phải tham gia học và kiểm tra đối với các nội dung không có trong chương trình đào tạo trước.
2. Nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn bao gồm các bài giảng của chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ phù hợp với loại hình công việc bức xạ đang tiến hành tại cơ sở và các bài giảng bổ sung dành cho người phụ trách an toàn nêu tại Nội dung 14 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người phụ trách an toàn làm việc tại cơ sở có nhiều loại hình công việc bức xạ thì phải tham gia học đầy đủ các nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ được yêu cầu đối với tất cả các loại hình công việc bức xạ đó.
Điều 6. Đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ
1. Điều kiện để tổ chức được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ (sau đây gọi tắt là giấy đăng ký) thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật năng lượng nguyên tử, cụ thể như sau:
a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 02 giảng viên có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ;
c) Có tài liệu giảng dạy theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;
d) Có đủ các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bài giảng và bài thực hành, bao gồm máy tính, máy chiếu và thiết bị ghi đo bức xạ phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy thực hành;
đ) Đối với tổ chức bị thu hồi giấy đăng ký theo quy định tại Khoản 5 Điều này, việc đề nghị cấp lại giấy đăng ký chỉ được thực hiện sau thời hạn 01 năm từ ngày có quyết định thu hồi.
2. Việc cấp giấy đăng ký được thực hiện theo quy định như sau:
a) Tổ chức đề nghị cấp giấy đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp phí, lệ phí cấp giấy đăng ký theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký bao gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Phiếu khai báo giảng viên theo Mẫu số 6 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ của các giảng viên;
– Tài liệu giảng dạy;
– Danh sách các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bài giảng và bài thực hành;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp quyết định tuyển dụng hoặc
– Quy chế quản lý hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ, trong đó quy định: công tác tổ chức khóa đào tạo, quản lý việc tham gia khóa đào tạo của học viên, quy định về kiểm tra cuối khóa đào tạo, quy định về cấp giấy chứng nhận đào tạo, biện pháp đánh giá chất lượng giảng dạy và quản lý hồ sơ đào tạo;
c) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp hoặc không cấp giấy đăng ký; trường hợp không cấp giấy đăng ký thì trong thời hạn nêu trên phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy đăng ký được lập theo Mẫu số 8 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc sửa đổi giấy đăng ký được thực hiện theo quy định như sau:
a) Tổ chức phải đề nghị sửa đổi giấy đăng ký trong trường hợp thay đổi các thông tin về tên, địa chỉ làm việc của tổ chức, người đứng đầu của tổ chức;
b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy đăng ký bao gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị sửa đổi giấy đăng ký theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản gốc giấy đăng ký đề nghị sửa đổi;
– Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi;
c) Tổ chức đề nghị sửa đổi giấy đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp lệ phí cấp giấy đăng ký theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
d) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp giấy đăng ký sửa đổi.
4. Việc cấp lại giấy đăng ký được thực hiện theo quy định như sau:
a) Tổ chức được đề nghị cấp lại giấy đăng ký khi bị rách, nát, mất;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy đăng ký gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy đăng ký theo Mẫu số 3 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản gốc giấy đăng ký khi đề nghị cấp lại do bị rách, nát;
– Xác nhận của
c) Tổ chức đề nghị cấp lại giấy đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp lệ phí cấp giấy đăng ký theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
d) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp lại giấy đăng ký.
5. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền thu hồi giấy đăng ký đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện có hành vi gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký;
b) Theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức được cấp giấy đăng ký có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 7. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ
1. Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Năng lượng nguyên tử, cụ thể như sau:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, hóa phóng xạ và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đào tạo nội dung về kỹ thuật;
c) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành luật, công nghệ hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, hóa phóng xạ và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đào tạo nội dung về pháp luật;
d) Có kinh nghiệm tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
2. Việc cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện như sau:
a) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 4 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Lý lịch cá nhân theo Mẫu số 7 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Xác nhận về quá trình công tác của các cơ quan, tổ chức đã từng làm việc;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;
– 03 ảnh chân dung có kích thước 3 cm x 4 cm;
c) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp hoặc không cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp không cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời hạn nêu trên phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chứng chỉ hành nghề được lập theo Mẫu số 9 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo quy định như sau:
a) Cá nhân được đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề khi bị rách, nát, mất;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 5 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản gốc chứng chỉ hành nghề khi đề nghị cấp lại do bị rách, nát;
– Xác nhận của
c) Cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
d) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp lại chứng chỉ hành nghề.
4. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện có hành vi gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 8. Điều kiện thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ
1. Tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ phải được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy đăng ký.
2. Cá nhân tham gia giảng dạy tại các khóa đào tạo an toàn bức xạ (sau đây gọi tắt là khóa đào tạo) phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Khi tổ chức khóa đào tạo, tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ phải thực hiện các quy định sau:
a) Ban hành quyết định tổ chức khóa đào tạo, ghi rõ tên khóa đào tạo, nơi tổ chức, thời gian tổ chức, danh sách giảng viên và gửi thông báo kế hoạch tổ chức khóa đào tạo về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu khóa đào tạo;
b) Thực hiện chương trình đào tạo theo đúng các yêu cầu về nội dung và thời gian đào tạo quy định tại Điều 5 Thông tư này; sử dụng giảng viên có chứng chỉ hành nghề để tham gia giảng dạy, trong đó có ít nhất 01 giảng viên của tổ chức đề nghị cấp giấy đăng ký;
c) Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra, giám sát khóa đào tạo;
d) Cấp chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho các học viên tham gia học đầy đủ và có kết quả kiểm tra cuối khóa đào tạo đạt yêu cầu theo mẫu giấy chứng nhận quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Lập và gửi hồ sơ khóa đào tạo về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân sau khi kết thúc khóa đào tạo, bao gồm:
– Danh sách học viên được cấp chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;
– Kết quả đánh giá của học viên đối với nội dung chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên tham gia khóa đào tạo và công tác tổ chức khóa đào tạo.
4. Tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ phải lập và lưu giữ hồ sơ các khóa đào tạo.
Điều 9. Trách nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
1. Tổ chức thẩm định và cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ, chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
2. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn của các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.
3. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ của tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
4. Cử cán bộ tham gia giám sát khóa đào tạo.
Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức đã được cấp giấy đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải rà soát điều kiện hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ theo quy định tại Thông tư này, nếu chưa đáp ứng thì phải tự hoàn thiện các điều kiện theo quy định và nộp bổ sung tài liệu giảng dạy, bản sao chứng chỉ hành nghề của giảng viên và danh sách các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bài giảng và bài thực hành về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, chậm nhất vào ngày 01 tháng 3 năm 2015. Tổ chức đã được cấp giấy đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực cũng có quyền đề nghị cấp lại giấy đăng ký theo mẫu mới quy định tại Thông tư này mà không phải nộp bất cứ khoản phí hay lệ phí nào; thủ tục cấp đổi giấy đăng ký theo mẫu mới tương tự thủ tục cấp giấy đăng ký mới quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký nhưng chưa được cấp giấy đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải nộp bổ sung hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2015.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Việt Thanh
(Phụ lục đính kèm file tải dưới đây)