Thông tư số 30/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ NGỪNG, GIẢM MỨC CUNG CẤP ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định các điều kiện ngừng, giảm mức cung cấp điện; trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện trong hoạt động điện lực.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Tổng công ty Điện lực.
3. Công ty Điện lực (thuộc Tổng công ty Điện lực).
4. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
5. Khách hàng sử dụng điện.
6. Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bến bán điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, bao gồm:
a) Tổng công ty Điện lực;
b) Công ty Điện lực (thuộc Tổng công ty Điện lực);
c) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
2. Bên mua điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng hoặc để bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện, bao gồm:
a) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
b) Khách hàng sử dụng điện.
3. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện để bán điện cho khách hàng sử dụng điện.
4. Giảm mức cung cấp điện là việc giảm cung cấp công suất, sản lượng điện so với mức công suất, sản lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
5. Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
6. Khách hàng sử dụng điện quan trọng là khách hàng thuộc diện ưu tiên cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện, được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định căn cứ vào tầm quan trọng về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.
7. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên bán điện không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 4. Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực (hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức) và Điều 6 Thông tư này.
2. Nội dung thông báo ngừng cấp điện hoặc giảm mức cung cấp điện bao gồm:
a) Địa điểm ngừng cấp điện hoặc giảm mức cung cấp điện;
b) Lý do ngừng cấp điện hoặc giảm mức cung cấp điện;
c) Thời gian bắt đầu ngừng cấp điện hoặc giảm mức cung cấp điện;
d) Thời gian dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
3. Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (Email), các phương tiện thông tin đại chúng do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.
4. Người của bên bán điện ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải là một trong những người sau:
a) Người đại diện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người được ủy quyền ký thông báo ngừng, giảm cung cấp điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568